Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Nga cảnh báo 'hậu quả nghiêm trọng' nếu Mỹ tấn công quân đội Syria

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 1/10 nói Mỹ can thiệp nhằm vào quân đội Syria "sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp không chỉ đối với Syria mà còn lan ra cả khu vực", AP đưa tin. Thay đổi chế độ ở Syria tạo ra lỗ hổng và "mọi loại khủng bố sẽ nhanh chóng lấp đầy".

Nga và Mỹ ủng hộ các bên đối lập nhau trong cuộc xung đột Syria. Moscow ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad còn Washington đứng về phe nổi dậy.

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ liên quan đến Syria tăng cao sau khi lệnh ngừng bắn, do hai nước làm trung gian, sụp đổ tháng trước. Các bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận.

Quân đội Syria hôm qua tấn công vào các khu vực phe nổi dậy kiểm soát ở thành phố Aleppo và chiếm được đồi Um al-Shuqeef có vị trí chiến lược, theo truyền hình quốc gia Syria. Ngọn đồi nằm ở rìa phía bắc Aleppo, nơi từng là một trung tâm thương mại của Syria.

Đọc tiếp »

Tiêm kích Trung Quốc nghi bị rời do... chim

Bức ảnh lan truyền trên mạng được cho là máy bay J-10 của Không quân Trung Quốc bị rơi và bốc cháy nghi ngút. (Ảnh: Alert5) Bức ảnh lan truyền trên mạng được cho là máy bay J-10 của Không quân Trung Quốc bị rơi và bốc cháy nghi ngút. (Ảnh: Alert5)
Theo EMI, chiến đấu cơ J-10 được cho là rơi hôm 28/9 sau khi cất cánh từ căn cứ không quân của Sư đoàn Không quân số 24 ở Dương Thôn, ngoại ô Thiên Tân.

Phi công của máy bay được cho là đã thoát ra ngoài an toàn. Nguồn tin nói rằng, máy bay gặp nạn có thể là do chim lọt vào động cơ. Hiện Không quân Trung Quốc chưa bình luận về thông tin nói trên.

Mẫu J-10 thử nghiệm đầu tiên được cho là hoàn thành vào năm 1995, nhưng một tai nạn nghiêm trọng xảy ra đã khiến toàn bộ chương trình bị đình chỉ để kiểm tra lại đến tận năm 1998. Các thử nghiệm mới với J-10 được kéo dài cho đến năm 2003.

Tiêm kích J-10 chính thức được biên chế trong Không quân Trung Quốc từ năm 2004 nhưng mãi đến năm 2007 nó mới chính thức được giới thiệu. Mặc dù được coi là "xương sống" của lực lượng không quân nước này, nhưng đến nay nhiều thông số kỹ thuật cơ bản của loại chiến đấu cơ này vẫn được giữ kín.

J-10 tỏ ra phù hợp với vai trò là một tiêm kích bảo vệ không phận, nhưng thiếu khả năng tấn công tầm xa, khả năng tấn công mặt đất cũng chỉ là thứ yếu.
Đọc tiếp »

Hoạt động trên boong tàu sân bay Mỹ

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Nga công bố tổ hợp trang bị thế hệ mới cho người lính

Tổ hợp trang bị người lính Ratnik dành cho binh sĩ Nga. Ảnh: Rian Tổ hợp trang bị người lính Ratnik dành cho binh sĩ Nga. Ảnh: Rian

Theo lời Oleg Salyukov, điểm đặc biệt của tổ hợp thiết bị Ratnik-3 là việc tích hợp hệ thống khung xương kim loại điều khiển cơ khí (exoskeletal) và thiết bị nhận diện, chỉ thị mục tiêu lắp trên mũ của người lính.

“Tổ hợp Ratnik mới sẽ giúp nâng khả năng hoạt động tổng thể của người lính lên một cấp độ mới xét ở các yếu tố: Bảo vệ, tác chiến, hỗ trợ sự sống và kiểm soát chiến trường. Ratnik-3 sử dụng bộ khung xương cơ khí exoskeletal kết hợp với hệ thống giám sát và hiển thị thông tin toàn cảnh xung quanh người lính lắp tích hợp trong mũ bảo vệ của binh sĩ”, ông O. Salyukov cho biết.

Liên quan tới Ratnik-3, hồi tháng 5-2015, một thành viên thuộc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga, Oleg Martianov đã từng tiết lộ, tổ hợp Ratnik mới có thể được trang bị thế hệ vải ngụy trang có thể tự động thay đổi theo môi trường xung quanh và hệ thống giáp bảo vệ sử dụng năng lượng điện. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, vì những rào cản công nghệ, nhiều chuyên gia nhận định để hoàn thiện Ratnik-3 cần tới 10-15 năm.

Nga công bố tổ hợp trang bị thế hệ mới cho người lính - ảnh 1Kết cấu của một nguyên mẫu exoskeletal. Ảnh: DefenseTalk.
Việc tích hợp thành công exoskeletal vào trang bị người lính có ý nghĩa rất quan trọng. Với trang bị này, mỗi người lính có thể mang vác khối lượng trang bị lớn gấp nhiều lần so với thông thường, cũng như có thể sử dụng nhiều loại vũ khí hạng nặng vốn không thuộc trang bị cá nhân mỗi binh sĩ. Cùng với Nga, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang theo đuổi các chương trình phát triển exoskeletal, trong đó có Mỹ. Một số nguyên mẫu thử nghiệm exoskeletal cho thấy với trang bị này, một người thông thường có thể nhấc và mang vác vật thể có khối lượng tới hàng trăm kg. Tuy nhiên, hiện chưa có ứng dụng exoskeletal cụ thể nào trong lĩnh vực quân sự.

Nga bắt đầu phát triển tổ hợp trang bị dành cho người lính tương lai Ratnik từ đầu những năm 2000 và chính thức trang bị cho quân đội từ cuối tháng 5-2015. Ratnik tập hợp khoảng 50 trang, thiết bị khác nhau, bao gồm vũ khí, hệ thống quan sát, giáp bảo vệ, thông tin liên lạc, định vị, dẫn đường, cấp cứu và hệ thống ngắm bắn mục tiêu…

Nhiều chuyên gia quân sự đánh giá, đồng hành với Ratnik, giới chức quân sự Nga đang tham vọng trang bị chuẩn vũ khí mới với cỡ đạn tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, vấn đề này cần được cân nhắc thêm do Nga đang dư thừa vũ khí bộ binh.

Đọc tiếp »

Iran trình làng UAV tấn công mô phỏng máy bay Mỹ

Phương tiện bay không người lái Saegheh của Iran. Ảnh: AP.Phương tiện bay không người lái Saegheh của Iran. Ảnh: AP.
Phương tiện bay không người lái (UAV) của Iran có tên "Saegheh" (Tia sét).

"UAV tầm xa này có thể tấn công 4 mục tiêu bằng bom thông minh với độ chính xác cao", hãng thông tấn Iran IRNA dẫn lời Amir Ali Hajizadeh, đứng đầu Sư đoàn Không quân, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), nói ngày 1/10.

Hãng tin Tasnim cho biết Saegheh khá giống với UAV do thám RQ-170 Sentinel của Mỹ. Iran tuyên bố bắn hạ một chiếc RQ-170, được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng, vào tháng 12/2011 và đăng video quay cảnh thu hồi UAV. Tehran còn khẳng định đã bắt ba UAV Mỹ ScanEagle.

Iran năm ngoái thông báo thử nghiệm thành công bản sao RQ-170 do nước này tự sản xuất.

Tasnim hôm qua còn đăng các bức ảnh UAV MQ-1C của Mỹ bị IRGC bắt gần đây nhưng không nêu thời gian hay cách họ bắt MQ-1C.

Đọc tiếp »

Nga phát triển công nghệ tàng hình mới dành cho tàu ngầm

Tên của chương trình phát triển công nghệ mới nói trên là Korsas và được thực hiện nhờ nguồn tài chính từ Quỹ đầu tư cho Các dự án tương lai của Nga.

Liên quan tới vấn đề này, tờ báo Nga Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga đăng tải, lớp phủ piezoceramic thực tế lớp màng polymer phức hợp có thể bao bọc toàn bộ lớp vỏ phía ngoài của tàu ngầm. Tờ báo Izvestia cho biết thêm, Viện OceanPribor chịu trách nhiệm phát triển hệ thống sonar thủy âm mới, còn Trung tâm Nghiên cứu Krylov chịu trách nhiệm phát triển lớp phủ piezoceramic. Hai công nghệ này kết hợp với nhau cho phép tối ưu hóa khả năng bộc lộ thủy âm của tàu ngầm được trang bị công nghệ mới.

Nga phát triển công nghệ tàng hình mới dành cho tàu ngầm - ảnh 1Thông thường để giảm bộc lộ tín hiệu thủy âm, các dòng tàu ngầm hiện đại thường dùng lớp ngói cách âm làm từ cao su đặc biệt. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ sonar thủy âm mới, công nghệ này đang dần trở nên lỗi thời. Ảnh minh họa.

Theo Izvestia, nguyên lý hoạt động của công nghệ mới khá đơn giản. Hệ thống cảm biến thủy âm sẽ phát hiện và thu tín hiệu thủy âm chủ động của đối phương phát tới. Tín hiệu thủy âm sẽ được xử lý và hệ thống sẽ phát xung thủy âm có tần số đối lập. Việc này sẽ làm triệt tiêu sóng âm phản xạ hoặc bóp méo tín hiệu khiến đối phương không nhận diện được sự có mặt của tàu ngầm. Cùng với đó, lớp phủ polymer đặc biệt có tác dụng tối ưu bề mặt phía ngoài của tàu ngầm sao cho bộc lộ tín hiệu thủy âm là thấp nhất.

Dự kiến, công nghệ trên sẽ hoàn thành nghiên cứu và có thể ứng dụng thực tế vào cuối năm 2017. Hải quân Nga sẽ trang bị công nghệ “tàng hình” này trên các tàu ngầm sớm nhất có thể.

Đọc tiếp »

Ukraine tham vọng thay thế AK-74M bằng súng trường Malyuk

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »