Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Nga cảnh báo 'hậu quả nghiêm trọng' nếu Mỹ tấn công quân đội Syria

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 1/10 nói Mỹ can thiệp nhằm vào quân đội Syria "sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp không chỉ đối với Syria mà còn lan ra cả khu vực", AP đưa tin. Thay đổi chế độ ở Syria tạo ra lỗ hổng và "mọi loại khủng bố sẽ nhanh chóng lấp đầy".

Nga và Mỹ ủng hộ các bên đối lập nhau trong cuộc xung đột Syria. Moscow ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad còn Washington đứng về phe nổi dậy.

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ liên quan đến Syria tăng cao sau khi lệnh ngừng bắn, do hai nước làm trung gian, sụp đổ tháng trước. Các bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận.

Quân đội Syria hôm qua tấn công vào các khu vực phe nổi dậy kiểm soát ở thành phố Aleppo và chiếm được đồi Um al-Shuqeef có vị trí chiến lược, theo truyền hình quốc gia Syria. Ngọn đồi nằm ở rìa phía bắc Aleppo, nơi từng là một trung tâm thương mại của Syria.

Đọc tiếp »

Tiêm kích Trung Quốc nghi bị rời do... chim

Bức ảnh lan truyền trên mạng được cho là máy bay J-10 của Không quân Trung Quốc bị rơi và bốc cháy nghi ngút. (Ảnh: Alert5) Bức ảnh lan truyền trên mạng được cho là máy bay J-10 của Không quân Trung Quốc bị rơi và bốc cháy nghi ngút. (Ảnh: Alert5)
Theo EMI, chiến đấu cơ J-10 được cho là rơi hôm 28/9 sau khi cất cánh từ căn cứ không quân của Sư đoàn Không quân số 24 ở Dương Thôn, ngoại ô Thiên Tân.

Phi công của máy bay được cho là đã thoát ra ngoài an toàn. Nguồn tin nói rằng, máy bay gặp nạn có thể là do chim lọt vào động cơ. Hiện Không quân Trung Quốc chưa bình luận về thông tin nói trên.

Mẫu J-10 thử nghiệm đầu tiên được cho là hoàn thành vào năm 1995, nhưng một tai nạn nghiêm trọng xảy ra đã khiến toàn bộ chương trình bị đình chỉ để kiểm tra lại đến tận năm 1998. Các thử nghiệm mới với J-10 được kéo dài cho đến năm 2003.

Tiêm kích J-10 chính thức được biên chế trong Không quân Trung Quốc từ năm 2004 nhưng mãi đến năm 2007 nó mới chính thức được giới thiệu. Mặc dù được coi là "xương sống" của lực lượng không quân nước này, nhưng đến nay nhiều thông số kỹ thuật cơ bản của loại chiến đấu cơ này vẫn được giữ kín.

J-10 tỏ ra phù hợp với vai trò là một tiêm kích bảo vệ không phận, nhưng thiếu khả năng tấn công tầm xa, khả năng tấn công mặt đất cũng chỉ là thứ yếu.
Đọc tiếp »

Hoạt động trên boong tàu sân bay Mỹ

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Nga công bố tổ hợp trang bị thế hệ mới cho người lính

Tổ hợp trang bị người lính Ratnik dành cho binh sĩ Nga. Ảnh: Rian Tổ hợp trang bị người lính Ratnik dành cho binh sĩ Nga. Ảnh: Rian

Theo lời Oleg Salyukov, điểm đặc biệt của tổ hợp thiết bị Ratnik-3 là việc tích hợp hệ thống khung xương kim loại điều khiển cơ khí (exoskeletal) và thiết bị nhận diện, chỉ thị mục tiêu lắp trên mũ của người lính.

“Tổ hợp Ratnik mới sẽ giúp nâng khả năng hoạt động tổng thể của người lính lên một cấp độ mới xét ở các yếu tố: Bảo vệ, tác chiến, hỗ trợ sự sống và kiểm soát chiến trường. Ratnik-3 sử dụng bộ khung xương cơ khí exoskeletal kết hợp với hệ thống giám sát và hiển thị thông tin toàn cảnh xung quanh người lính lắp tích hợp trong mũ bảo vệ của binh sĩ”, ông O. Salyukov cho biết.

Liên quan tới Ratnik-3, hồi tháng 5-2015, một thành viên thuộc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga, Oleg Martianov đã từng tiết lộ, tổ hợp Ratnik mới có thể được trang bị thế hệ vải ngụy trang có thể tự động thay đổi theo môi trường xung quanh và hệ thống giáp bảo vệ sử dụng năng lượng điện. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, vì những rào cản công nghệ, nhiều chuyên gia nhận định để hoàn thiện Ratnik-3 cần tới 10-15 năm.

Nga công bố tổ hợp trang bị thế hệ mới cho người lính - ảnh 1Kết cấu của một nguyên mẫu exoskeletal. Ảnh: DefenseTalk.
Việc tích hợp thành công exoskeletal vào trang bị người lính có ý nghĩa rất quan trọng. Với trang bị này, mỗi người lính có thể mang vác khối lượng trang bị lớn gấp nhiều lần so với thông thường, cũng như có thể sử dụng nhiều loại vũ khí hạng nặng vốn không thuộc trang bị cá nhân mỗi binh sĩ. Cùng với Nga, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang theo đuổi các chương trình phát triển exoskeletal, trong đó có Mỹ. Một số nguyên mẫu thử nghiệm exoskeletal cho thấy với trang bị này, một người thông thường có thể nhấc và mang vác vật thể có khối lượng tới hàng trăm kg. Tuy nhiên, hiện chưa có ứng dụng exoskeletal cụ thể nào trong lĩnh vực quân sự.

Nga bắt đầu phát triển tổ hợp trang bị dành cho người lính tương lai Ratnik từ đầu những năm 2000 và chính thức trang bị cho quân đội từ cuối tháng 5-2015. Ratnik tập hợp khoảng 50 trang, thiết bị khác nhau, bao gồm vũ khí, hệ thống quan sát, giáp bảo vệ, thông tin liên lạc, định vị, dẫn đường, cấp cứu và hệ thống ngắm bắn mục tiêu…

Nhiều chuyên gia quân sự đánh giá, đồng hành với Ratnik, giới chức quân sự Nga đang tham vọng trang bị chuẩn vũ khí mới với cỡ đạn tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, vấn đề này cần được cân nhắc thêm do Nga đang dư thừa vũ khí bộ binh.

Đọc tiếp »

Iran trình làng UAV tấn công mô phỏng máy bay Mỹ

Phương tiện bay không người lái Saegheh của Iran. Ảnh: AP.Phương tiện bay không người lái Saegheh của Iran. Ảnh: AP.
Phương tiện bay không người lái (UAV) của Iran có tên "Saegheh" (Tia sét).

"UAV tầm xa này có thể tấn công 4 mục tiêu bằng bom thông minh với độ chính xác cao", hãng thông tấn Iran IRNA dẫn lời Amir Ali Hajizadeh, đứng đầu Sư đoàn Không quân, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), nói ngày 1/10.

Hãng tin Tasnim cho biết Saegheh khá giống với UAV do thám RQ-170 Sentinel của Mỹ. Iran tuyên bố bắn hạ một chiếc RQ-170, được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng, vào tháng 12/2011 và đăng video quay cảnh thu hồi UAV. Tehran còn khẳng định đã bắt ba UAV Mỹ ScanEagle.

Iran năm ngoái thông báo thử nghiệm thành công bản sao RQ-170 do nước này tự sản xuất.

Tasnim hôm qua còn đăng các bức ảnh UAV MQ-1C của Mỹ bị IRGC bắt gần đây nhưng không nêu thời gian hay cách họ bắt MQ-1C.

Đọc tiếp »

Nga phát triển công nghệ tàng hình mới dành cho tàu ngầm

Tên của chương trình phát triển công nghệ mới nói trên là Korsas và được thực hiện nhờ nguồn tài chính từ Quỹ đầu tư cho Các dự án tương lai của Nga.

Liên quan tới vấn đề này, tờ báo Nga Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga đăng tải, lớp phủ piezoceramic thực tế lớp màng polymer phức hợp có thể bao bọc toàn bộ lớp vỏ phía ngoài của tàu ngầm. Tờ báo Izvestia cho biết thêm, Viện OceanPribor chịu trách nhiệm phát triển hệ thống sonar thủy âm mới, còn Trung tâm Nghiên cứu Krylov chịu trách nhiệm phát triển lớp phủ piezoceramic. Hai công nghệ này kết hợp với nhau cho phép tối ưu hóa khả năng bộc lộ thủy âm của tàu ngầm được trang bị công nghệ mới.

Nga phát triển công nghệ tàng hình mới dành cho tàu ngầm - ảnh 1Thông thường để giảm bộc lộ tín hiệu thủy âm, các dòng tàu ngầm hiện đại thường dùng lớp ngói cách âm làm từ cao su đặc biệt. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ sonar thủy âm mới, công nghệ này đang dần trở nên lỗi thời. Ảnh minh họa.

Theo Izvestia, nguyên lý hoạt động của công nghệ mới khá đơn giản. Hệ thống cảm biến thủy âm sẽ phát hiện và thu tín hiệu thủy âm chủ động của đối phương phát tới. Tín hiệu thủy âm sẽ được xử lý và hệ thống sẽ phát xung thủy âm có tần số đối lập. Việc này sẽ làm triệt tiêu sóng âm phản xạ hoặc bóp méo tín hiệu khiến đối phương không nhận diện được sự có mặt của tàu ngầm. Cùng với đó, lớp phủ polymer đặc biệt có tác dụng tối ưu bề mặt phía ngoài của tàu ngầm sao cho bộc lộ tín hiệu thủy âm là thấp nhất.

Dự kiến, công nghệ trên sẽ hoàn thành nghiên cứu và có thể ứng dụng thực tế vào cuối năm 2017. Hải quân Nga sẽ trang bị công nghệ “tàng hình” này trên các tàu ngầm sớm nhất có thể.

Đọc tiếp »

Ukraine tham vọng thay thế AK-74M bằng súng trường Malyuk

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Nếu xung đột trên biển, Nga, Mỹ sẽ dùng ‘át chủ bài” nào?

Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaẢnh: Bộ Quốc phòng Nga

Theo chuyên gia phân tích Kyle Mizokami, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cùng với sự “biến mất” của các hạm đội Hải quân Liên Xô lừng danh, Hải quân Mỹ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối ở các đại dương.

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm thống trị, Hải quân Mỹ, trong đó có lực lượng tàu ngầm, hiện phải đối mặt với mối đe dọa mới.

Phân tích trên tạp chí The National Interest, chuyên gia Kyle Mizokami đánh giá các tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 thuộc đề án Yasen của Nga sẽ là đối thủ đáng gờm đối với các tàu ngầm đa năng Virginia của Mỹ.

So sánh giữa sức mạnh của tàu ngầm tấn công hạt nhân Virginia của Mỹ với Yasen của Nga, Kyle Mizokami cho rằng tàu ngầm Severodvinsk (một sản phẩm của đề án 885 Yasen) phần nào chậm hơn đối thủ Mỹ, nhưng lại có khả năng lặn sâu hơn tàu loại Virginia.

Cũng theo chuyên gia phân tích, Severodvinsk sở hữu tổ hợp chống tên lửa Club-S cho phép tàu ngầm Nga phản ứng mau lẹ trước hành động của tàu đối phương trang bị ngư lôi cỡ nhỏ.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Yasen còn được trang bị 24 ống phóng thẳng đứng có thể mang theo tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-800 Oniks, hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr.

Trong khi đó Virginia có 4 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể phóng ngư lôi hoặc tên lửa chống hạm Harpoon. Phiên bản đầu của Virginia được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.

Chuyên gia Kyle Mizokami đánh giá, về mặt hỏa lực, Yasen của Nga nhỉnh hơn về tên lửa chống hạm. P-800 Oniks là một trong những sát thủ diệt hạm đáng sợ nhất thế giới. Tàu ngầm lớp Virginia chạy êm hơn và có hệ thống thuỷ lực tốt hơn so với Severodvinsk, nhưng tàu ngầm Nga phản ứng nhanh hơn khi bất ngờ xuất hiện mục tiêu nhờ sự hỗ trợ của tên lửa hành trình.

Theo ý kiến của chuyên gia, khả năng thuỷ âm và thuỷ lực của tàu ngầm Mỹ nói chung tạo cho họ lợi thế trước đối thủ Nga. Bên cạnh đó, kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ không dành những quan tâm cần thiết để hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm, và do vậy bây giờ lợi thế đó không còn nữa.

Đọc tiếp »

[ĐỒ HOẠ] Khám phá sức mạnh của ‘rồng lửa’ S-300

Mặc dù, hiện tại Quân đội Nga đã đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa hiện đại hơn như S-400 hay sắp tới là S-500, nhưngS-300 vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các đơn vị phòng thủ chiến lược của Nga.

[ĐỒ HOẠ] Khám phá sức mạnh của ‘rồng lửa’ S-300 - ảnh 1Đồ hoạ: Sputnik
Đọc tiếp »

[VIDEO] Iran gây sốc với bản sao máy bay không người lái RQ-170 Mỹ

Kênh truyền hình quốc gia Press TV của Iran ngày 2/10 ghi lại hình ảnh một chuyến bay của máy bay tấn công không người lái Saeqeh, được cho là sản phẩm của Sư đoàn Hàng không vũ trụ của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Saegheh tương đối giống với máy bay do thám RQ-170 của Mỹ.

Trước đó, vào năm ngoái, Iran đã thông báo thử nghiệm thành công bản sao RQ-170 do nước này tự sản xuất.

Cũng theo đoạn giới thiệu, Saeqeh là máy bay do thám đường dài, có khả năng mang theo 4 quả bom hành trình với độ bắn mục tiêu chính xác cao.

Đọc tiếp »

4 cú đấm thép Mỹ có thể tung ra trên chiến trường Syria

Nhiều nghị sĩ Mỹ hối thúc chính quyền có biện pháp quân sự cứng rắn hơn ở Syria. Ảnh: USAFNhiều nghị sĩ Mỹ hối thúc chính quyền có biện pháp quân sự cứng rắn hơn ở Syria. Ảnh: USAF

Sau khi thỏa thuận ngừng bắn 9/9 do Mỹ - Nga bảo trợ ở Syria sụp đổ sau một tuần, các nghị sĩ ở Washington đang ngày càng giận dữ và kêu gọi Nhà Trắng xem xét một "Kế hoạch B", như một nỗ lực cuối cùng bằng biện pháp quân sự của chính quyền Obama nhằm chấm dứt xung đột kéo dài tại quốc gia Trung Đông này, theo The Hill.

"Tôi cho rằng chúng ta cần tính đến các giải pháp hành động khác ở Syria có thể thay đổi được cục diện và buộc Nga nhận ra rằng việc họ tái tham gia vào quá trình tìm giải pháp ở Syria là rất quan trọng", thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, thành viên Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói.

Trong khi các quan chức chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn nhấn mạnh rằng chiến lược của họ là chấm dứt cuộc chiến bằng các biện pháp ngoại giao, các chuyên gia quân sự và nhà phân tích cho rằng Mỹ có thể xem xét 4 biện pháp quân sự cứng rắn như những "cú đấm thép" để tháo gỡ bế tắc ở Syria.

Lập vùng cấm bay

Theo bình luận viên Kristina Wong, Mỹ và các đồng minh có thể áp đặt vùng cấm bay trên toàn không phận Syria, hoặc một phần lớn vùng trời nước này. Điều đó có nghĩa là không một máy bay nào, dù là của Nga hay quân đội chính phủ Syria, được phép hoạt động trong khu vực này và có thể bị bắn hạ nếu chưa được sự cho phép của Mỹ và đồng minh.

Để thực hiện được vùng cấm bay, Mỹ và các đối tác phải huy động một lượng lớn máy bay giám sát và tuần tra bầu trời, sẵn sàng cảnh báo hoặc tiêu diệt những kẻ vi phạm hoặc các mối đe dọa.

Chiến đấu cơ của Mỹ cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu nhắm vào các hệ thống vũ khí của quân đội Syria tiềm ẩn mối đe dọa, chẳng hạn như các hệ thống tên lửa phòng không do Nga sản xuất.

"Để duy trì vùng cấm bay phải cần 4-40 máy bay, tùy thuộc vào quy mô khu vực cũng như mức độ mối đe dọa", trung tướng không quân Mỹ nghỉ hưu Ralph Jodice, người từng chỉ huy lực lượng không quân NATO trong chiến dịch ở Libya năm 2011, cho biết.

Tuy nhiên, biện pháp quân sự này vấp phải sự phản đối của nhiều quan chức Lầu Năm Góc, cho rằng nó sẽ ngốn quá nhiều nguồn lực, và sẽ làm chệch hướng mục tiêu chính trong chiến dịch quân sự hiện nay ở Syria là tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

Các quan chức này cũng cảnh báo rằng việc thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Syria có thể đẩy Mỹ vào cuộc chiến trực tiếp với Nga hoặc Syria, nếu máy bay chiến đấu của hai nước này tiến vào vùng cấm và một cuộc đối đầu nổ ra.

4 cú đấm thép Mỹ có thể tung ra trên chiến trường Syria - ảnh 1Trực thăng quân sự Syria không kích trên bầu trời thành phố Aleppo. Ảnh:Aljazerra
Những người ủng hộ giải pháp này thì tin tưởng rằng Nga sẽ không liều lĩnh gây chiến với Mỹ, và rằng vùng cấm bay là biện pháp tốt hơn so với tình thế hiện nay, khi chiến đấu cơ Nga và Syria có thể tự do quần thảo trên bầu trời và không kích nhiều mục tiêu dưới mặt đất, kể cả các nhóm nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn ở Aleppo.

Lập vùng an toàn

Quân đội Mỹ có thể tính tới biện pháp thiết lập một vùng an toàn, nơi thường dân Syria có thể tới ẩn náu trước các mối đe dọa quân sự. Giải pháp này được cho là sẽ làm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria đổ về châu Âu và các nước láng giềng ở Trung Đông.

Tướng nghỉ hưu Jack Keane, cựu phó tư lệnh Lục quân Mỹ và hiện là chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho rằng quân đội Mỹ cần lập hai vùng an toàn khác nhau cho người Syria chạy loạn ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

Lực lượng mặt đất bảo vệ các vùng an toàn này có thể là một liên minh quốc tế các nước trong khu vực, có thể thêm một số nước thành viên NATO, cùng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, ông Keane nói. Vùng an toàn trên mặt đất nếu được bảo vệ thành công có thể bao gồm luôn cả vùng cấm bay, theo chuyên gia quân sự này.

Cựu giám đốc CIA David Petraeus cho rằng bây giờ "chưa phải là đã quá muộn" để Mỹ và đồng minh có thể thiết lập vùng cấm bay hay vùng an toàn ở Syria.

"Bạn có thể làm điều đó rất nhanh chóng, thậm chí không cần phải đưa lực lượng vào không phận Syria. Bạn có thể lập các khu vực như vậy bằng tên lửa hành trình, các tên lửa phóng từ máy bay, tàu chiến và các vũ khí tầm xa khác", ông Petraeus nói trong một cuộc phỏng vấn với PBShôm 28/9.

Trước ý kiến của một số chuyên gia rằng giải pháp này sẽ khiến Mỹ phải huy động rất nhiều hệ thống trinh sát, giám sát, tình báo để phát hiện các máy bay vi phạm, cũng như lực lượng bộ binh để bảo vệ vùng an toàn, ông Petraeus nhấn mạnh Mỹ có thể sử dụng các đối tác trong khu vực để giám sát tình hình.

Michele Flournoy, người được kỳ vọng trở thành bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nếu bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm sau, từng thể hiện sự ủng hộ phương án thiết lập "vùng cấm không kích" trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm.

Triệt hạ không quân Syria

Một biện pháp mạnh khác mà Mỹ có thể tính đến là không cho lực lượng không quân của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoạt động trên bầu trời và ném bom lực lượng nổi dậy.

Trung tướng không quân nghỉ hưu David Deptula, viện trưởng Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell, cho rằng đây là giải pháp dễ dàng nhất, rẻ nhất để ngăn chặn các cuộc ném bom khiến dân thường thiệt mạng tại Syria.

Theo Deptula, việc vô hiệu hóa không quân Syria cần đến ít nguồn lực hơn so với thiết lập vùng cấm bay, và có thể được thực hiện trong 24 giờ.

Tuy nhiên, viên tướng này cảnh báo rằng việc nhắm mục tiêu vào các chiến đấu cơ Syria có thể bị coi là "hành động gây chiến", điều mà chính quyền Tổng thống Obama luôn muốn tránh cho đến nay.

Trong cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học nổ ra năm 2013, quân đội Mỹ đã xác định một loạt mục tiêu quân sự Syria để ném bom, tuy nhiên Tổng thống Obama cuối cùng đã hủy bỏ kế hoạch không kích, sau khi đạt được thỏa thuận chính trị với Nga nhằm giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria.

Cấp vũ khí phòng không cho phe nổi dậy

Giải pháp quân sự cuối cùng mà Mỹ có thể thực hiện để nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến Syria là cung cấp các hệ thống phòng không hiện đại cho phe nổi dậy, để họ có thể bắn hạ chiến đấu cơ Nga và Syria, đặc biệt là những chiếc trực thăng bay thấp ném bom thùng, loại bom đã gieo rắc kinh hoàng tại Aleppo.

Các hệ thống vũ khí mới này có thể bao gồm các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) mà Mỹ chưa từng viện trợ cho phe nổi dậy. Việc cung cấp các tên lửa phòng không mới có thể được thực hiện tương tự như chương trình viện trợ tên lửa chống tăng TOW mà CIA đã thực hiện trong nhiều năm qua cho các nhóm nổi dậy Syria.

Theo ông Keane, chương trình viện trợ tên lửa TOW đã có tác động đáng kể lên cục diện chiến trường, xóa sổ ưu thế về thiết giáp của quân đội Syria, buộc Nga phải chuyển đến quốc gia này những cỗ xe tăng T-90 trang bị hệ thống phòng thủ chủ động hiện đại nhất.

Từ trước tới nay, Mỹ luôn từ chối cung cấp MANPAD cho phe nổi dậy, vì lo ngại số tên lửa này có thể lọt vào tay các nhóm khủng bố và được dùng để tấn công máy bay Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ biện pháp này cho rằng Lầu Năm Góc có thể sử dụng các biện pháp giám sát tương tự như chương trình tên lửa TOW hiện nay để đảm bảo số vũ khí đó được trao đúng đối tượng.

4 cú đấm thép Mỹ có thể tung ra trên chiến trường Syria - ảnh 2Tên lửa phòng không vác vai có thể tiêu diệt hiệu quả các loại máy bay bay thấp. Ảnh: Military
Mỹ yêu cầu quân nổi dậy Syria phải ghi hình lại tất cả những phát bắn tên lửa TOW, để đảm bảo chúng không lọt vào tay IS hay phiến quân cực đoan. Mặc dù vậy, IS từng tuyên bố sở hữu một số tên lửa TOW và sử dụng chúng tấn công xe tăng quân đội chính phủ Syria.

Một số chuyên gia quân sự cho rằng đây là biện pháp "đáng thử" nhằm thay đổi cục diện chiến trường, gây sức ép buộc chính quyền của ông Assad phải tính tới giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. "Đó là một nỗ lực đáng làm để xoay chuyển tình thế bế tắc hiện nay", ông Keane nhận định.

Theo Reuters, một số đồng minh của Mỹ ở Vùng Vịnh đã tính tới phương án cung cấp MANPAD cho quân nổi dậy Syria, và Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain tỏ ra đồng tình với biện pháp này. "Đã đến lúc làm như vậy, vì chính quyền Tổng thống Obama không chịu thực hiện việc đó", ông McCain nhấn mạnh.

Đọc tiếp »

Phiến quân Yemen tuyên bố bắn tên lửa hạ tàu chiến UAE

Một tàu quân sự chở hàng cứu trợ y tế của UAE ngày 1/10 gặp phải sự cố ở eo biển Bab al-Mandeb, khi đang trên đường trở về từ thành phố cảng Aden, WAM dẫn nguồn tin hải quân UAE cho biết, đồng thời khẳng định vụ việc không gây thiệt hại về người.

Player Loading...

Trong khi đó, lực lượng phiến quân Houthi, Yemen tuyên bố đã phá hủy hoàn toàn một tàu chiến của UAE ngoài khơi vùng biển Yemen, cách eo biển Bab al-Mandeb khoảng 20 km.

"Tên lửa đã bắn trúng tàu chiến UAE khi nó đang tiếp cận bờ biển Mokha trên Biển Đỏ. Con tàu đã bị phá hủy hoàn toàn", tuyên bố của lực lượng phiến quân Houthi khẳng định.

Ngay sau vụ tấn công, liên quân Arab nhanh chóng triển khai công tác cứu hộ và giải cứu các thành viên thủy thủ đoàn trên tàu.

Yemen rơi vào hỗn loạn sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Ali Abdullah Saleh năm 2012. Liên quân Arab do quân đội Arab Saudi dẫn đầu, ủng hộ chính phủ đương nhiệm, bắt đầu không kích lực lượng phiến quân Houthi từ tháng 3/2015. Song song với chiến dịch không kích, nhiều tàu chiến của liên quân cũng thực hiện các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo đối với người dân ở quốc gia Trung Đông này trong hơn một năm qua.

Đọc tiếp »

Nga bắt giữ công dân Ukraine bị tình nghi làm gián điệp

Công dân người Ukraine Roman Sushchenko bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ. Ảnh: FSBCông dân người Ukraine Roman Sushchenko bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ. Ảnh: FSB

Theo RIA Novosti, điều tra ban đầu của FSB cho thấy, Sushchenko là nhân viên thuộc Tổng cục tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine.

“Trong thời gian thực hiện hoạt động chống gián điệp, cơ quan an ninh Liên bang Nga đã tiến hành bắt giữ một công dân Ukraine, thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Đại tá Roman Sushchenko.

Nhiệm vụ của Sushchenko là thu thập thông tin bí mật nhà nước về các hoạt động của các lực lượng vũ trang và lực lượng Vệ binh quốc gia của Liên bang Nga. Nếu các bí mật trên lọt ra nước ngoài có thể gây tổn hại cho khả năng phòng thủ của đất nước.

An ninh liên bang Nga đã mở vụ án hình về dấu hiệu tội phạm theo Điều 276 Bộ luật hình sự, tội ‘gián điệp’”, website của FSB cho biết.

Trước đó, hãng Ukrinform của Ukraine thông tin cho rằng, Sushchenko là phóng viên của cơ quan ở Pháp. Ukrinform khẳng định, tại thời điểm bắt giữ, Sushchenko đang nghỉ phép và đến Moscow vì lý do cá nhân.

Hãng tin của Ukraine phủ nhận hoạt động gián điệp của Sushchenko và nói ông là “một nhà báo lâu năm có uy tín nghề nghiệp”.

Hiện giới chức Kiev và quân đội Ukraine chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Đọc tiếp »

Mỹ và đồng minh tập trận không quân cực lớn ở Alaska

Theo hãng tin Yonhap và đài KBS của Hàn Quốc, cuộc tập trận có sự tham gia của không quân các nước Mỹ, Hàn Quốc, New Zealand, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thông báo của trung tâm chỉ huy cuộc tập trận cho biết, các nước sẽ tham gia diễn tập trước, sau khi diễn tập thích nghi trong vòng một tuần, sẽ tiến hành lịch tập trận chính từ ngày 10/10 tới ngày 21/10.

Một trong những nội dung của cuộc diễn tập là tình huống giả định máy bay chiến đấu của quân đội Hàn-Mỹ xuyên thủng được mạng lưới phòng không của Triều Tiên, tấn công chính xác vào các căn cứ quân sự quan trọng của nước này như cơ sở hạt nhân, tên lửa, và bộ máy chỉ huy tối cao của Bình Nhưỡng.

Máy bay vận tải C-130 của không quân Hàn Quốc sẽ diễn tập tiếp tế cho bộ binh của hai nước Hàn-Mỹ, xâm nhập vào một quốc gia khác.

Đây là lần đầu tiên máy bay vận tải của Seoul tham gia diễn tập giúp quân đội nước khác ngoài Hàn Quốc xâm nhập vào một quốc gia. Đợt tập trận lần này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến của liên quân Hàn-Mỹ.

Trước đó, vào rạng sáng ngày 1/10, sáu máy bay chiến đấu F-15K của không quân Hàn Quốc đã cất cánh từ sân bay quân sự ở Daegu, tiếp dầu trên không sáu lần và bay liên tục 10 tiếng đồng hồ trước khi hạ cánh xuống căn cứ Eielson của Mỹ ở bang Alaska.

Đọc tiếp »

Mỹ tố Nga triển khai hệ thống chống tên lửa hiện đại tới Syria

Hiện trường một vụ đánh bom ở Syria. Ảnh: AP.Hiện trường một vụ đánh bom ở Syria. Ảnh: AP.

Ba quan chức Mỹ nói với Fox News rằng các bộ phận của hệ thống chống tên lửa và máy bay SA-23 Gladiator, có phạm vi hoạt động 150 dặm, đã có mặt ở một căn cứ hải quân Nga tại thành phố biển Tartus của Syria.

Đây là lần đầu tiên Nga triển khai SA-23 ra nước ngoài và các bộ phận trên vẫn chưa được lắp đặt và đi vào hoạt động. Động cơ của Moscow hiện chưa rõ, tuy nhiên, hệ thống vũ khí mới này có khả năng đối phó với bất kỳ tên lửa hành trình nào của Mỹ ở Syria. Tình báo Mỹ đã theo dõi việc vận chuyển SA-23 ở Nga suốt những tuần gần đây.

Động thái trên diễn ra sau khi Mỹ tuyên bố cắt đứt các cuộc đàm phán với Nga về cuộc khủng hoảng ở Syria, còn Tổng thống Putin cho hay đã đình chỉ thỏa thuận hạt nhân với Washington, dẫn ra "những hành động thiếu thiện chí" của đối phương.

Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria vào tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, Mỹ cáo buộc Nga chỉ tăng cường sức mạnh quân sự cho chính quyền Syria và các cuộc không kích khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

Đọc tiếp »

Chiếc vận tải cơ có thể nuốt trọn cường kích A-10 của Mỹ

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Điệp viên MI5 kể chuyện chống khủng bố

Nhân vật điệp viên Tom. Ảnh: Sky News.Nhân vật điệp viên Tom. Ảnh: Sky News.
Một cựu điệp viên của cơ quan tình báo đối nội MI5 vừa nói với Sky News rằng cơ quan này phải đấu tranh chống khủng bố 24/24.

Nhân vật “Tom Marcus” (tên giả) đã có 10 năm làm nhiệm vụ trinh sátcho tình báo Anh. Cuộc phỏng vấn được MI5 cho phép.

Tom nói: “Nếu chúng tôi được thông báo về một mục tiêu nào đó, chúng tôi sẽ đi theo dõi chúng”.

“Chúng tôi sẽ cố gắng tìm mọi thứ về chúng, theo dõi mọi thứ chúng làm. Ngay khi chúng lọt vào lưới của chúng tôi, chúng tôi sẽ tới đó và bảo đảm chúng tôi kiểm soát được tình hình”.

Có chiến dịch, Tom gần như bị bắt cóc bởi chính bọn khủng bố mà anh theo dõi.

Dịp khác, Tom nằm trong nhóm MI5 theo dõi một nghi phạm khủng bố Hồi giáo. Anh ngồi bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo trong giờ cầu nguyện buổi tối.

Anh nói: “Tôi ăn mặc như một gã cầu bơ cầu bất, giả vờ xin tiền lẻ. Quần áo tôi đầy mùi nước tiểu của chính mình để trông giống thật”.

Nghi phạm sau đó mặc đồ Hồi giáo Burkha và giả vờ làm một phụ nữ. Bám theo nghi phạm này, đội MI5 đã gọi một đơn vị đặc nhiệm tới bắt tên khủng bố. Hai chiếc xe Range Rover tông thẳng vào ô tô của nghi phạm. Đội đặc nhiệm lôi nghi phạm ra khỏi xe ô tô, họ phát hiện có vũ khí và bom trong ủng của y. Tên này lên kế hoạch tấn công vào ngày hôm sau vì lúc đó đã là đêm rồi.

Tom cho biết, an ninh Anh không chỉ đối mặt với thách thức từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo mà còn cả các đặc vụ Trung Quốc và Nga hoạt động trên đường phố Anh.

Điệp viên MI5 kể chuyện chống khủng bố - ảnh 1Trụ sở MI5. Ảnh: Sky News.
Tom khen ngợi: “Các đặc vụ của tình báo Nga cực kỳ hiệu quả. Họ cũng được huấn luyện tốt về đối phó với phản gián, có khả năng phát hiện và chặn các điệp viên như tôi”.

Tom ra khỏi MI5 do căng thẳng hậu chấn thương. Được MI5 cho phép, anh đã viết một cuốn sách với thời làm điệp viên cho tổ chức này. Anh cho biết hiện nay anh rất nhớ công việc của mình trước đây ở MI5./.

Đọc tiếp »

Hải quân Mỹ dùng mỡ bò làm nhiên liệu cho tàu chiến

Tàu USS Stockdale của Hải quân Mỹ sử dụng nhiên liệu sinh học. Ảnh: AP.Tàu USS Stockdale của Hải quân Mỹ sử dụng nhiên liệu sinh học. Ảnh: AP.

Hải quân Mỹ đặt mục tiêu sử dụng 50% năng lượng tái tạo cho tất cả hoạt động của tàu chiến và máy bay phản lực cùng các căn cứ trên bờ vào năm 2020, theo Share America.

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang sử dụng nhiên liệu sinh học chứa 10% mỡ bò cho 10 tàu thuộc Hạm đội Xanh (Great Green Fleet). Tại căn cứ hải quân và các cơ sở khác trên đất liền, các tấm năng lượng Mặt Trời đang góp phần cung cấp nguồn điện sạch. Tổng năng lượng tái tạo do những đơn vị này sản xuất lên tới 1,1 gigawatt, đáp ứng một nửa nhu cầu về điện của Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ còn tiết kiệm năng lượng di chuyển nhờ hệ thống hoa tiêu dẫn đường, có thể tận dụng sức gió và các dòng hải lưu để kéo dài thời gian giữa hai lần tiếp năng lượng. Họ cũng hợp tác với hãng vận tải biển Maersk để nghiên cứu năng lượng sinh học từ tảo.

Hải quân Mỹ dùng mỡ bò làm nhiên liệu cho tàu chiến - ảnh 1Các nguồn nhiên liệu Hải quân Mỹ đang sử dụng. Ảnh: US Navy.

"Tất cả chúng tôi được hưởng lợi từ một tương lai với các nguồn năng lượng đa dạng hơn, sẵn có hơn, bền vững hơn, tương thích tốt hơn với môi trường", Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, chia sẻ.

Dennis McGinn, trợ lý Bộ trưởng nhấn mạnh tàu thuộc Hạm Đội Xanh không cần phải thay đổi hay chỉnh sửa để chạy nhiên liệu sinh học. "Bạn chỉ cần đổ nhiên liệu vào và không cần thay đổi gì. Nhiên liệu sẽ chảy vào bồn chứa, qua máy bơm, bộ lọc tới nơi đánh lửa và buồng đốt", McGinn nói.

Theo McGinn, các quốc gia khác tham gia đợt tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) gần đây cũng sử dụng nhiên liệu thay thế cho tàu của họ.

Đọc tiếp »

Hé lộ khẩu súng lục tiêu chuẩn mới của quân đội Nga

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Mỹ xác định những vũ khí nguy hiểm nhất của Hải quân Nga

Ảnh: RIA NovostiẢnh: RIA Novosti

Theo Giáo sư Michael Petersen thuộc Viện nghiên cứu tiềm năng biển, các chuyên gia Hải quân Mỹ thời gian qua đã nghiêm túc đánh giá toàn diện về hệ thống các kho vũ khí của Hải quân Nga mà họ cho là nguy hiểm nhất hiện nay.

Tàu ngầm hạt nhân đa năng của thế hệ thứ tư Project 855 Ash, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov thuộc Dự án 22.350, tên lửa siêu thanh Zircon và tên lửa hành trình Kalibr, được Mỹ xác định là những mối đe dọa chính đối với các hạm đội Mỹ.

Các chuyên gia lý giải rằng, sự phát triển các “nền tảng xương sống” trong thành phần lực lượng Hải quân Nga được coi là một phần của hệ thống phòng thủ trên biển, tuy nhiên, sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân “mạnh mẽ và nguy hiểm” như Ash đang trở thành một trong những nguyên nhân khiến Washington cảm thấy lo ngại.

Giáo sư Petersen cũng nhấn mạnh rằng, Hải quân Nga hiện nay đã đạt đến một cấp độ mới về chất của sự phát triển, và Mỹ cần phải tiếp cận nhiều hơn tới những nghiên cứu về đối thủ của mình.

“Bất chấp những khó khăn trong những thập kỷ trước, công tác đào tạo nhân sự và tiềm năng công nghệ của Hải quân Nga thời gian gần đây đã đạt đến một mức độ cho phép Moscow có thể cạnh tranh với bất kỳ đội tàu thiện chiến nào nhất trên thế giới”, giáo sự Petersen kết luận.

Đọc tiếp »