Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Nga đi trước Mỹ trong công nghệ thiết bị bay siêu thanh

Thiết bị bay siêu thanh AHW của Mỹ trong một bài mô phỏng thử nghiệm. Ảnh: defensetalk.Thiết bị bay siêu thanh AHW của Mỹ trong một bài mô phỏng thử nghiệm. Ảnh: defensetalk.

Cơ quan phụ trách Các dự án tương lai (DAPRA) thuộc Lầu Năm góc hy vọng với chương trình Mach 5 Tactical Boost Glide, Mỹ có thể rút ngắn khoảng cách, thậm chí là đuổi kịp Nga trong lĩnh vực công nghệ thiết bị bay siêu thanh.

Đánh giá về vấn đề này, một số chuyên gia quân sự quốc tế, trong đó có ông Oleg Vladykin nhận định, Washington đang thực sự nghiêm túc đầu tư vào công nghệ thiết bị bay siêu thanh, nhưng việc phát triển dòng vũ khí đặc biệt này cần nhiều thời gian và thử nghiệm.

“Trong khi các dự án thiết bị bay siêu thanh của Mỹ mới chỉ ở giai đoạn mô phỏng trên các siêu máy tính, thì người Nga đã cho ra mắt các nguyên mẫu để thử nghiệm và thu được nhiều kinh nghiệm quý giá về dòng vũ khí đặc biệt này”, ông O. Vladykin cho biết.

Chuyên gia quân sự này giải thích, thiết bị bay siêu thanh không chỉ đặc biệt ở khả năng bay với vận tốc gấp nhiều lần tốc độ âm thanh (Mach), mà còn là ở tính chất vật lý đặc biệt của thiết bị khi bay ở tốc độ này.

Khi một vật thể bay vượt qua tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh (Mach 4), bên ngoài vật thể bay này sẽ hình thành sự nhiễu loạn vật chất hay plasma hóa. Hiện tượng này diễn ra giống như khi tàu vũ trụ bay vào bầu khí quyển của Trái đất. Điểm đặc biệt khi ở trong “kén plasma” là thiết bị bay sẽ mất hoàn toàn liên lạc với bên ngoài. “Lớp phủ plasma” có tính chất trung hòa về điện tích sẽ không cho sóng ra-đa đi qua hay nói cách khác là thiết bị bay ở trạng thái này sẽ hoạt động ở trạng thái “mù”.

Theo lý thuyết thông thường, để thoát khỏi “kén plasma”, thiết bị bay sẽ phải giảm tốc độ xuống cận âm. Tuy nhiên, ở vận tốc này, nó là dễ dàng bị đánh chặn bởi các tổ hợp phòng thủ tên lửa.

“Mục tiêu chính để phát triển vũ khí bay siêu âm là gì, nếu không phải là việc đưa đầu đạn tới mục tiêu và phá hủy nó nhanh nhất có thể”, ông O. Vladykin nói.

Ông O. Vladykin nhấn mạnh, người Nga đã có phương pháp của mình để khắc phục tình trạng trên. Với công nghệ màng phủ đặc biệt, thiết bị bay ở tốc độ siêu âm, nhưng vẫn có thể sử dụng được sóng ra-đa để dẫn đường và liên lạc. Hiện tại, phía Mỹ cũng phát triển theo hướng này, nhưng chưa đạt được những tiến bộ mang tính đột phá.

Chuyên gia này đánh giá, trong suốt thời gian qua, Lầu Năm góc và các nhà thầu quân sự Mỹ đã đi sai hướng khi cố gắng vừa phát triển thiết bị bay siêu thanh có khả năng tàng hình, lại vừa phát triển vũ khí có tính răn đe với Nga.

Theo lời ông O. Vladykin, vài thập niên qua, công nghệ tên lửa vũ trụ của Mỹ đang dậm chân tại chỗ. Mỹ đang cố gắng phát triển công nghệ tên lửa sử dụng nhiều lần Falcon, nhưng những vụ phóng thử thất bại gần đây đã chứng minh, công nghệ này không có độ tin cậy cao. Hiện tại, toàn bộ việc tiếp vận cho trạm không gian quốc tế ISS đều do các tàu vũ trụ Soyz của Nga đảm nhiệm.

“Ở lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Nga và Mỹ thực sự đang trong cuộc chạy đua, nơi mà hai đối thủ đang đuổi bắt nhau theo đúng nghĩa đen là phát triển “kiếm” và “khiên” có tốc độ bay gấp nhiều lần tốc độ âm thanh”, ông O. Vladykin đánh giá.

Đọc tiếp »

Buồng chứa bom siêu bền của cảnh sát Mỹ

 Buồng siêu bền chứa bom chưa nổ. Ảnh: American Innovations Buồng siêu bền chứa bom chưa nổ. Ảnh: American Innovations

Đêm 16/9, sau khi một quả bom phát nổ ở quận Chelsea làm 29 người bị thương, cảnh sát New York, Mỹ đã sử dụng robot để kiểm tra và đưa một quả bom khác vào bên trong buồng siêu bền để đưa đến nơi an toàn.

Theo Live Science, thiết bị này có tên là TVC, có khả năng chịu được áp suất và chứa được mọi mảnh vỡ sau khi quả bom đặt trong đó phát nổ. TVC có thể mang theo quả bom và di chuyển nó sang địa điểm khác mà không cần phải sơ tán dân chúng hay cấm đường, theo Grant Haber, phó chủ tịch công ty American Innovations. Đây là công ty chuyên cung cấp các thiết bị dò gỡ chất nổ cùng các đồ chứa và phương án sơ tán.

Nếu quả bom phát nổ trong quá trình di chuyển, TVC có thể "giữ lại hết các mảnh vỡ ban đầu và quả bom sẽ không gây nguy hiểm cho bất kỳ ai trong khu vực lân cận", Haber cho biết.

Hầu hết các TVC thuộc một trong hai loại: bịt kín hoặc thông khí. Ở loại bịt kín, ngoài các mảnh vỡ, bất kỳ chất khí độc hóa học hay sinh học nào cũng bị giữ lại bên trong, theo Keren Banai, giám đốc bán hàng khu vực Bắc Mỹ của Mistral Security, công ty chuyên cung cấp TVC.

Nếu thuộc loại thông khí, các chất khí sau vụ nổ sẽ được đẩy ra ngoài một cách có kiểm soát, Bannai cho biết. Tùy thuộc vào lượng và loại chất nổ, cũng như độ mở của van, âm thanh của khí khi thoát ra sẽ khác nhau, từ tiếng nổ gây giật mình hoặc chỉ như tiếng huýt sáo, Haber cho biết.

Nếu các cơ quan chức năng lo ngại về loại khí phát sinh sau vụ nổ, họ có thể dẫn nó vào hai bình chứa, một để giữ lại khí nổ và một có máy lọc không khí.

Ngoài ra, TVC còn có chức năng lưu trữ chất nổ an toàn.

"Có những buồng chứa được dùng để lưu trữ các chất nổ có nguy cơ nổ bất ngờ, như với loại buồng Mistral, có thể chứa chất nổ với khối lượng từ 30 gam tới 45 kg", Bannai cho biết.

Các TVC phá bom có khối lượng 5 – 9 kg, còn TVC chuyên dùng để chứa bom có khối lượng lên tới 45 kg. Giá của chúng cũng khá đắt, từ 150.000 đến 500.000 USD.

Đọc tiếp »

Thiết giáp Nga cứu mạng tài xế trước khối thuốc nổ 2 kg

Sau khi chèn qua khối thuốc nổ TNT 2 kg, có uy lực đủ thổi bay một căn nhà nhỏ, xe thiết giáp chở quân Tiger-M của Nga chỉ bị hư hại không đáng kể, còn lái xe vẫn an toàn tuyệt đối, Sputnik ngày 22/9 đưa tin.

Player Loading...

Các chuyên gia khẳng định, mặc dù bị bung lốp và hư hỏng phần đầu, chiếc xe thiết giáp Tiger đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xe bọc thép chở quân là bảo vệ tính mạng binh sĩ bên trong.

"Theo tiêu chuẩn phương Tây, chỉ cần binh sĩ không thiệt mạng tại thời điểm xe thiết giáp vướng phải chất nổ, chiếc xe đó đã được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ", một quan chức quốc phòng Nga nhận định.

Xe Tiger thế hệ mới của Nga có khả năng chuyên chở 10 binh sĩ và trang bị kèm theo. Xe được trang bị một khẩu pháo 30 mm điều khiển từ xa, ngoài ra còn được áp dụng các công nghệ tự động hóa khác, chẳng hạn như khả năng tự xác định và theo dõi mục tiêu.

Đọc tiếp »

Tổng thống Poroshenko lộ video Ukraine phóng tên lửa tự tạo

Hãng RIA Novosti ngày 24/9 dẫn chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của Tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết, Ukraine đã thử nghiệm thành công một tên lửa dẫn đường do nước này chế tạo.

“Xin chúc mừng Cục Thiết kế Luch với cuộc thử nghiệm thành công”, tuyên bố của người đứng đầu nhà nước Ukraine trên trang Facebook cá nhân.

Bên cạnh đó, Tống thống Poroshenko cũng công bố đoạn video về vụ phóng thử tên lửa trên.

Theo RIA Novosti mô tả, tên lửa của Ukraine được phóng từ một xe tải chuyên chở dàn tên lửa, tương tự 9K58 Smerch do Liên Xô phát triển.

Cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với dòng tên lửa này được Ukraine tiến hành hôm 22/3 vừa qua.

Đọc tiếp »

Không quân Mỹ phát triển máy bay tiếp nhiên liệu có khả năng tàng hình

Ngày 23-9, theo trang tin quân sự Militaryparitet, Không quân Mỹ đang tính tới khả năng phát triển thế hệ máy bay tiếp liệu trên không mới có khả năng tàng hình với tên chương trình là KC-Z. Nhờ khả năng tàng hình, máy bay tiếp liệu KC-Z sẽ có khả năng hoạt động cùng các nhóm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II thâm nhập vào sâu trong lãnh thổ đối phương.

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy lực lượng cơ động thuộc Không quân Mỹ, tướng Carlton Everhart đánh giá, sự phát triển của vũ khí phòng không hiện đại đã đặt ra vấn đề áp dụng công nghệ tàng hình cho máy bay tiếp liệu trên không mới.

Trong khi đó, máy bay chiến đấu dù có hiện đại tới đâu sẽ vẫn bị giới hạn tầm hoạt động nếu thiếu các máy bay tiếp liệu đi kèm. Ông C. Everhart cho biết, nếu bắt tay ngay và chương trình KC-Z, Không quân Mỹ có thể sở hữu máy bay tiếp liệu tàng hình mới trong vòng 10-15 năm tới.


Không quân Mỹ phát triển máy bay tiếp nhiên liệu có khả năng tàng hình - ảnh 1Máy bay tiếp liệu KC-46A Pegasus. Ảnh: defensetalk.

Hiện tại, các máy bay tiếp liệu trên không của Không quân Mỹ, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới được chế tạo trên cơ sở sửa đổi thiết kế từ máy bay chở khách cỡ lớn. Phương thức này giúp tiết kiệm chi phí phát triển và chế tạo, những máy bay tiếp liệu dạng này cũng có yếu điểm về thiết kế và khả năng tự bảo vệ. Khi tham chiến, hầu hết máy bay tiếp liệu đều hoạt động xa khu vực giao chiến.

“Tới tận thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn sử dụng phương thức tiếp liệu trên không giống như hàng chục năm trước. Liệu đây có phải là sự lựa chọn hợp lý?”, ông C. Everhart nói với hãng tin Defense News.

Theo lời ông C. Everhart, thách thức lớn nhất đối với chương trình KC-Z là việc biến các máy bay tiếp liệu khổng lồ trở nên vô hình trước sóng ra-đa. Máy bay tiếp liệu mới có thể sử dụng cơ cấu thân cánh hoặc cánh bay tương tự như máy bay ném bom B-2. Ngoài ra, yêu cầu quan trọng nhất là đơn giản và tự động hóa quá trình tiếp liệu trên không.

Hiện tại, Không quân Mỹ đang thực hiện chương trình hiện đại hóa lực lượng tiếp liệu trên không với kế hoạch mua tới 179 máy bay KC-46A Pegasus vốn được phát triển trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 767. Theo quan điểm của C. Everhart, Không quân Mỹ có thể giảm bớt số lượng máy bay KC-46A đặt mua để dành nguồn tài chính phát triển KC-Z.

“Tôi không hiểu chúng ta sẽ cần máy bay KC-46A hay KC-Z hơn nếu xảy ra xung đột quy mô. Thế giới ngày nay đang xoay chuyển rất nhanh và tôi không muốn kẻ thù nắm được yếu điểm của chúng ta và khai thác nó”, ông C. Everhart nhận định.

Đọc tiếp »

Mỹ, Nga, Trung Quốc đứng đầu thế giới về các binh chủng

Ảnh: ReutersẢnh: Reuters

Không ngạc nhiên khi đứng đầu trong tiêu chí đánh giá của The National Interest là các cường quốc quân sự là Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Theo The National Interest, các quốc gia có hạm đội xuất sắc nhất thế giới hiện nay là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản.

Nga có truyền thống được coi là cường quốc Lục quân, nhưng Hải quân Nga cũng sở hữu số lượng lớn các tàu chiến.

“Hải quân Nga có 79 chiến hạm, trong đó có một tàu sân bay, 5 ​​tuần dương hạm, 13 khu trục hạm và 52 tàu ngầm”, The National Interest phân tích.

Trong danh sách các quốc gia có lực lượng Lục quân hùng mạnh, bên cạnh Nga còn có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Anh.

Bộ binh của Nga được tranh bị khí tài tiên tiến, với cơ số bộ binh lên tới 285.000 người.

The National Interest cũng đề cập trong hệ trang bị của quân đội Nga tới đây sẽ có xe thiết giáp độc đáo trên nền tảng Armata.

Tuy nhiên, theo The National Interest, Lục quân Mỹ vẫn là lực lượng mạnh nhất hành tinh hiện nay.

Về thứ hạng Không quân, The National Interest chỉ đánh giá cao bốn quốc gia là Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.

Nga có 1.500 máy bay chiến đấu và 400 máy bay trực thăng quân sự. Không quân Nga đã bước vào thời kỳ hiện đại hóa bền vững.

Đọc tiếp »

Mục kích dàn vũ khí 'khủng' của quân đội Iran

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »