Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Nga cảnh báo 'hậu quả nghiêm trọng' nếu Mỹ tấn công quân đội Syria

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 1/10 nói Mỹ can thiệp nhằm vào quân đội Syria "sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp không chỉ đối với Syria mà còn lan ra cả khu vực", AP đưa tin. Thay đổi chế độ ở Syria tạo ra lỗ hổng và "mọi loại khủng bố sẽ nhanh chóng lấp đầy".

Nga và Mỹ ủng hộ các bên đối lập nhau trong cuộc xung đột Syria. Moscow ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad còn Washington đứng về phe nổi dậy.

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ liên quan đến Syria tăng cao sau khi lệnh ngừng bắn, do hai nước làm trung gian, sụp đổ tháng trước. Các bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận.

Quân đội Syria hôm qua tấn công vào các khu vực phe nổi dậy kiểm soát ở thành phố Aleppo và chiếm được đồi Um al-Shuqeef có vị trí chiến lược, theo truyền hình quốc gia Syria. Ngọn đồi nằm ở rìa phía bắc Aleppo, nơi từng là một trung tâm thương mại của Syria.

Đọc tiếp »

Tiêm kích Trung Quốc nghi bị rời do... chim

Bức ảnh lan truyền trên mạng được cho là máy bay J-10 của Không quân Trung Quốc bị rơi và bốc cháy nghi ngút. (Ảnh: Alert5) Bức ảnh lan truyền trên mạng được cho là máy bay J-10 của Không quân Trung Quốc bị rơi và bốc cháy nghi ngút. (Ảnh: Alert5)
Theo EMI, chiến đấu cơ J-10 được cho là rơi hôm 28/9 sau khi cất cánh từ căn cứ không quân của Sư đoàn Không quân số 24 ở Dương Thôn, ngoại ô Thiên Tân.

Phi công của máy bay được cho là đã thoát ra ngoài an toàn. Nguồn tin nói rằng, máy bay gặp nạn có thể là do chim lọt vào động cơ. Hiện Không quân Trung Quốc chưa bình luận về thông tin nói trên.

Mẫu J-10 thử nghiệm đầu tiên được cho là hoàn thành vào năm 1995, nhưng một tai nạn nghiêm trọng xảy ra đã khiến toàn bộ chương trình bị đình chỉ để kiểm tra lại đến tận năm 1998. Các thử nghiệm mới với J-10 được kéo dài cho đến năm 2003.

Tiêm kích J-10 chính thức được biên chế trong Không quân Trung Quốc từ năm 2004 nhưng mãi đến năm 2007 nó mới chính thức được giới thiệu. Mặc dù được coi là "xương sống" của lực lượng không quân nước này, nhưng đến nay nhiều thông số kỹ thuật cơ bản của loại chiến đấu cơ này vẫn được giữ kín.

J-10 tỏ ra phù hợp với vai trò là một tiêm kích bảo vệ không phận, nhưng thiếu khả năng tấn công tầm xa, khả năng tấn công mặt đất cũng chỉ là thứ yếu.
Đọc tiếp »

Hoạt động trên boong tàu sân bay Mỹ

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Nga công bố tổ hợp trang bị thế hệ mới cho người lính

Tổ hợp trang bị người lính Ratnik dành cho binh sĩ Nga. Ảnh: Rian Tổ hợp trang bị người lính Ratnik dành cho binh sĩ Nga. Ảnh: Rian

Theo lời Oleg Salyukov, điểm đặc biệt của tổ hợp thiết bị Ratnik-3 là việc tích hợp hệ thống khung xương kim loại điều khiển cơ khí (exoskeletal) và thiết bị nhận diện, chỉ thị mục tiêu lắp trên mũ của người lính.

“Tổ hợp Ratnik mới sẽ giúp nâng khả năng hoạt động tổng thể của người lính lên một cấp độ mới xét ở các yếu tố: Bảo vệ, tác chiến, hỗ trợ sự sống và kiểm soát chiến trường. Ratnik-3 sử dụng bộ khung xương cơ khí exoskeletal kết hợp với hệ thống giám sát và hiển thị thông tin toàn cảnh xung quanh người lính lắp tích hợp trong mũ bảo vệ của binh sĩ”, ông O. Salyukov cho biết.

Liên quan tới Ratnik-3, hồi tháng 5-2015, một thành viên thuộc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga, Oleg Martianov đã từng tiết lộ, tổ hợp Ratnik mới có thể được trang bị thế hệ vải ngụy trang có thể tự động thay đổi theo môi trường xung quanh và hệ thống giáp bảo vệ sử dụng năng lượng điện. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, vì những rào cản công nghệ, nhiều chuyên gia nhận định để hoàn thiện Ratnik-3 cần tới 10-15 năm.

Nga công bố tổ hợp trang bị thế hệ mới cho người lính - ảnh 1Kết cấu của một nguyên mẫu exoskeletal. Ảnh: DefenseTalk.
Việc tích hợp thành công exoskeletal vào trang bị người lính có ý nghĩa rất quan trọng. Với trang bị này, mỗi người lính có thể mang vác khối lượng trang bị lớn gấp nhiều lần so với thông thường, cũng như có thể sử dụng nhiều loại vũ khí hạng nặng vốn không thuộc trang bị cá nhân mỗi binh sĩ. Cùng với Nga, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang theo đuổi các chương trình phát triển exoskeletal, trong đó có Mỹ. Một số nguyên mẫu thử nghiệm exoskeletal cho thấy với trang bị này, một người thông thường có thể nhấc và mang vác vật thể có khối lượng tới hàng trăm kg. Tuy nhiên, hiện chưa có ứng dụng exoskeletal cụ thể nào trong lĩnh vực quân sự.

Nga bắt đầu phát triển tổ hợp trang bị dành cho người lính tương lai Ratnik từ đầu những năm 2000 và chính thức trang bị cho quân đội từ cuối tháng 5-2015. Ratnik tập hợp khoảng 50 trang, thiết bị khác nhau, bao gồm vũ khí, hệ thống quan sát, giáp bảo vệ, thông tin liên lạc, định vị, dẫn đường, cấp cứu và hệ thống ngắm bắn mục tiêu…

Nhiều chuyên gia quân sự đánh giá, đồng hành với Ratnik, giới chức quân sự Nga đang tham vọng trang bị chuẩn vũ khí mới với cỡ đạn tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, vấn đề này cần được cân nhắc thêm do Nga đang dư thừa vũ khí bộ binh.

Đọc tiếp »

Iran trình làng UAV tấn công mô phỏng máy bay Mỹ

Phương tiện bay không người lái Saegheh của Iran. Ảnh: AP.Phương tiện bay không người lái Saegheh của Iran. Ảnh: AP.
Phương tiện bay không người lái (UAV) của Iran có tên "Saegheh" (Tia sét).

"UAV tầm xa này có thể tấn công 4 mục tiêu bằng bom thông minh với độ chính xác cao", hãng thông tấn Iran IRNA dẫn lời Amir Ali Hajizadeh, đứng đầu Sư đoàn Không quân, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), nói ngày 1/10.

Hãng tin Tasnim cho biết Saegheh khá giống với UAV do thám RQ-170 Sentinel của Mỹ. Iran tuyên bố bắn hạ một chiếc RQ-170, được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng, vào tháng 12/2011 và đăng video quay cảnh thu hồi UAV. Tehran còn khẳng định đã bắt ba UAV Mỹ ScanEagle.

Iran năm ngoái thông báo thử nghiệm thành công bản sao RQ-170 do nước này tự sản xuất.

Tasnim hôm qua còn đăng các bức ảnh UAV MQ-1C của Mỹ bị IRGC bắt gần đây nhưng không nêu thời gian hay cách họ bắt MQ-1C.

Đọc tiếp »

Nga phát triển công nghệ tàng hình mới dành cho tàu ngầm

Tên của chương trình phát triển công nghệ mới nói trên là Korsas và được thực hiện nhờ nguồn tài chính từ Quỹ đầu tư cho Các dự án tương lai của Nga.

Liên quan tới vấn đề này, tờ báo Nga Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga đăng tải, lớp phủ piezoceramic thực tế lớp màng polymer phức hợp có thể bao bọc toàn bộ lớp vỏ phía ngoài của tàu ngầm. Tờ báo Izvestia cho biết thêm, Viện OceanPribor chịu trách nhiệm phát triển hệ thống sonar thủy âm mới, còn Trung tâm Nghiên cứu Krylov chịu trách nhiệm phát triển lớp phủ piezoceramic. Hai công nghệ này kết hợp với nhau cho phép tối ưu hóa khả năng bộc lộ thủy âm của tàu ngầm được trang bị công nghệ mới.

Nga phát triển công nghệ tàng hình mới dành cho tàu ngầm - ảnh 1Thông thường để giảm bộc lộ tín hiệu thủy âm, các dòng tàu ngầm hiện đại thường dùng lớp ngói cách âm làm từ cao su đặc biệt. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ sonar thủy âm mới, công nghệ này đang dần trở nên lỗi thời. Ảnh minh họa.

Theo Izvestia, nguyên lý hoạt động của công nghệ mới khá đơn giản. Hệ thống cảm biến thủy âm sẽ phát hiện và thu tín hiệu thủy âm chủ động của đối phương phát tới. Tín hiệu thủy âm sẽ được xử lý và hệ thống sẽ phát xung thủy âm có tần số đối lập. Việc này sẽ làm triệt tiêu sóng âm phản xạ hoặc bóp méo tín hiệu khiến đối phương không nhận diện được sự có mặt của tàu ngầm. Cùng với đó, lớp phủ polymer đặc biệt có tác dụng tối ưu bề mặt phía ngoài của tàu ngầm sao cho bộc lộ tín hiệu thủy âm là thấp nhất.

Dự kiến, công nghệ trên sẽ hoàn thành nghiên cứu và có thể ứng dụng thực tế vào cuối năm 2017. Hải quân Nga sẽ trang bị công nghệ “tàng hình” này trên các tàu ngầm sớm nhất có thể.

Đọc tiếp »

Ukraine tham vọng thay thế AK-74M bằng súng trường Malyuk

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Nếu xung đột trên biển, Nga, Mỹ sẽ dùng ‘át chủ bài” nào?

Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaẢnh: Bộ Quốc phòng Nga

Theo chuyên gia phân tích Kyle Mizokami, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cùng với sự “biến mất” của các hạm đội Hải quân Liên Xô lừng danh, Hải quân Mỹ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối ở các đại dương.

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm thống trị, Hải quân Mỹ, trong đó có lực lượng tàu ngầm, hiện phải đối mặt với mối đe dọa mới.

Phân tích trên tạp chí The National Interest, chuyên gia Kyle Mizokami đánh giá các tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 thuộc đề án Yasen của Nga sẽ là đối thủ đáng gờm đối với các tàu ngầm đa năng Virginia của Mỹ.

So sánh giữa sức mạnh của tàu ngầm tấn công hạt nhân Virginia của Mỹ với Yasen của Nga, Kyle Mizokami cho rằng tàu ngầm Severodvinsk (một sản phẩm của đề án 885 Yasen) phần nào chậm hơn đối thủ Mỹ, nhưng lại có khả năng lặn sâu hơn tàu loại Virginia.

Cũng theo chuyên gia phân tích, Severodvinsk sở hữu tổ hợp chống tên lửa Club-S cho phép tàu ngầm Nga phản ứng mau lẹ trước hành động của tàu đối phương trang bị ngư lôi cỡ nhỏ.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Yasen còn được trang bị 24 ống phóng thẳng đứng có thể mang theo tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-800 Oniks, hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr.

Trong khi đó Virginia có 4 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể phóng ngư lôi hoặc tên lửa chống hạm Harpoon. Phiên bản đầu của Virginia được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.

Chuyên gia Kyle Mizokami đánh giá, về mặt hỏa lực, Yasen của Nga nhỉnh hơn về tên lửa chống hạm. P-800 Oniks là một trong những sát thủ diệt hạm đáng sợ nhất thế giới. Tàu ngầm lớp Virginia chạy êm hơn và có hệ thống thuỷ lực tốt hơn so với Severodvinsk, nhưng tàu ngầm Nga phản ứng nhanh hơn khi bất ngờ xuất hiện mục tiêu nhờ sự hỗ trợ của tên lửa hành trình.

Theo ý kiến của chuyên gia, khả năng thuỷ âm và thuỷ lực của tàu ngầm Mỹ nói chung tạo cho họ lợi thế trước đối thủ Nga. Bên cạnh đó, kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ không dành những quan tâm cần thiết để hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm, và do vậy bây giờ lợi thế đó không còn nữa.

Đọc tiếp »

[ĐỒ HOẠ] Khám phá sức mạnh của ‘rồng lửa’ S-300

Mặc dù, hiện tại Quân đội Nga đã đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa hiện đại hơn như S-400 hay sắp tới là S-500, nhưngS-300 vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các đơn vị phòng thủ chiến lược của Nga.

[ĐỒ HOẠ] Khám phá sức mạnh của ‘rồng lửa’ S-300 - ảnh 1Đồ hoạ: Sputnik
Đọc tiếp »

[VIDEO] Iran gây sốc với bản sao máy bay không người lái RQ-170 Mỹ

Kênh truyền hình quốc gia Press TV của Iran ngày 2/10 ghi lại hình ảnh một chuyến bay của máy bay tấn công không người lái Saeqeh, được cho là sản phẩm của Sư đoàn Hàng không vũ trụ của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Saegheh tương đối giống với máy bay do thám RQ-170 của Mỹ.

Trước đó, vào năm ngoái, Iran đã thông báo thử nghiệm thành công bản sao RQ-170 do nước này tự sản xuất.

Cũng theo đoạn giới thiệu, Saeqeh là máy bay do thám đường dài, có khả năng mang theo 4 quả bom hành trình với độ bắn mục tiêu chính xác cao.

Đọc tiếp »

4 cú đấm thép Mỹ có thể tung ra trên chiến trường Syria

Nhiều nghị sĩ Mỹ hối thúc chính quyền có biện pháp quân sự cứng rắn hơn ở Syria. Ảnh: USAFNhiều nghị sĩ Mỹ hối thúc chính quyền có biện pháp quân sự cứng rắn hơn ở Syria. Ảnh: USAF

Sau khi thỏa thuận ngừng bắn 9/9 do Mỹ - Nga bảo trợ ở Syria sụp đổ sau một tuần, các nghị sĩ ở Washington đang ngày càng giận dữ và kêu gọi Nhà Trắng xem xét một "Kế hoạch B", như một nỗ lực cuối cùng bằng biện pháp quân sự của chính quyền Obama nhằm chấm dứt xung đột kéo dài tại quốc gia Trung Đông này, theo The Hill.

"Tôi cho rằng chúng ta cần tính đến các giải pháp hành động khác ở Syria có thể thay đổi được cục diện và buộc Nga nhận ra rằng việc họ tái tham gia vào quá trình tìm giải pháp ở Syria là rất quan trọng", thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, thành viên Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói.

Trong khi các quan chức chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn nhấn mạnh rằng chiến lược của họ là chấm dứt cuộc chiến bằng các biện pháp ngoại giao, các chuyên gia quân sự và nhà phân tích cho rằng Mỹ có thể xem xét 4 biện pháp quân sự cứng rắn như những "cú đấm thép" để tháo gỡ bế tắc ở Syria.

Lập vùng cấm bay

Theo bình luận viên Kristina Wong, Mỹ và các đồng minh có thể áp đặt vùng cấm bay trên toàn không phận Syria, hoặc một phần lớn vùng trời nước này. Điều đó có nghĩa là không một máy bay nào, dù là của Nga hay quân đội chính phủ Syria, được phép hoạt động trong khu vực này và có thể bị bắn hạ nếu chưa được sự cho phép của Mỹ và đồng minh.

Để thực hiện được vùng cấm bay, Mỹ và các đối tác phải huy động một lượng lớn máy bay giám sát và tuần tra bầu trời, sẵn sàng cảnh báo hoặc tiêu diệt những kẻ vi phạm hoặc các mối đe dọa.

Chiến đấu cơ của Mỹ cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu nhắm vào các hệ thống vũ khí của quân đội Syria tiềm ẩn mối đe dọa, chẳng hạn như các hệ thống tên lửa phòng không do Nga sản xuất.

"Để duy trì vùng cấm bay phải cần 4-40 máy bay, tùy thuộc vào quy mô khu vực cũng như mức độ mối đe dọa", trung tướng không quân Mỹ nghỉ hưu Ralph Jodice, người từng chỉ huy lực lượng không quân NATO trong chiến dịch ở Libya năm 2011, cho biết.

Tuy nhiên, biện pháp quân sự này vấp phải sự phản đối của nhiều quan chức Lầu Năm Góc, cho rằng nó sẽ ngốn quá nhiều nguồn lực, và sẽ làm chệch hướng mục tiêu chính trong chiến dịch quân sự hiện nay ở Syria là tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

Các quan chức này cũng cảnh báo rằng việc thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Syria có thể đẩy Mỹ vào cuộc chiến trực tiếp với Nga hoặc Syria, nếu máy bay chiến đấu của hai nước này tiến vào vùng cấm và một cuộc đối đầu nổ ra.

4 cú đấm thép Mỹ có thể tung ra trên chiến trường Syria - ảnh 1Trực thăng quân sự Syria không kích trên bầu trời thành phố Aleppo. Ảnh:Aljazerra
Những người ủng hộ giải pháp này thì tin tưởng rằng Nga sẽ không liều lĩnh gây chiến với Mỹ, và rằng vùng cấm bay là biện pháp tốt hơn so với tình thế hiện nay, khi chiến đấu cơ Nga và Syria có thể tự do quần thảo trên bầu trời và không kích nhiều mục tiêu dưới mặt đất, kể cả các nhóm nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn ở Aleppo.

Lập vùng an toàn

Quân đội Mỹ có thể tính tới biện pháp thiết lập một vùng an toàn, nơi thường dân Syria có thể tới ẩn náu trước các mối đe dọa quân sự. Giải pháp này được cho là sẽ làm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria đổ về châu Âu và các nước láng giềng ở Trung Đông.

Tướng nghỉ hưu Jack Keane, cựu phó tư lệnh Lục quân Mỹ và hiện là chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho rằng quân đội Mỹ cần lập hai vùng an toàn khác nhau cho người Syria chạy loạn ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

Lực lượng mặt đất bảo vệ các vùng an toàn này có thể là một liên minh quốc tế các nước trong khu vực, có thể thêm một số nước thành viên NATO, cùng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, ông Keane nói. Vùng an toàn trên mặt đất nếu được bảo vệ thành công có thể bao gồm luôn cả vùng cấm bay, theo chuyên gia quân sự này.

Cựu giám đốc CIA David Petraeus cho rằng bây giờ "chưa phải là đã quá muộn" để Mỹ và đồng minh có thể thiết lập vùng cấm bay hay vùng an toàn ở Syria.

"Bạn có thể làm điều đó rất nhanh chóng, thậm chí không cần phải đưa lực lượng vào không phận Syria. Bạn có thể lập các khu vực như vậy bằng tên lửa hành trình, các tên lửa phóng từ máy bay, tàu chiến và các vũ khí tầm xa khác", ông Petraeus nói trong một cuộc phỏng vấn với PBShôm 28/9.

Trước ý kiến của một số chuyên gia rằng giải pháp này sẽ khiến Mỹ phải huy động rất nhiều hệ thống trinh sát, giám sát, tình báo để phát hiện các máy bay vi phạm, cũng như lực lượng bộ binh để bảo vệ vùng an toàn, ông Petraeus nhấn mạnh Mỹ có thể sử dụng các đối tác trong khu vực để giám sát tình hình.

Michele Flournoy, người được kỳ vọng trở thành bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nếu bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm sau, từng thể hiện sự ủng hộ phương án thiết lập "vùng cấm không kích" trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm.

Triệt hạ không quân Syria

Một biện pháp mạnh khác mà Mỹ có thể tính đến là không cho lực lượng không quân của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoạt động trên bầu trời và ném bom lực lượng nổi dậy.

Trung tướng không quân nghỉ hưu David Deptula, viện trưởng Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell, cho rằng đây là giải pháp dễ dàng nhất, rẻ nhất để ngăn chặn các cuộc ném bom khiến dân thường thiệt mạng tại Syria.

Theo Deptula, việc vô hiệu hóa không quân Syria cần đến ít nguồn lực hơn so với thiết lập vùng cấm bay, và có thể được thực hiện trong 24 giờ.

Tuy nhiên, viên tướng này cảnh báo rằng việc nhắm mục tiêu vào các chiến đấu cơ Syria có thể bị coi là "hành động gây chiến", điều mà chính quyền Tổng thống Obama luôn muốn tránh cho đến nay.

Trong cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học nổ ra năm 2013, quân đội Mỹ đã xác định một loạt mục tiêu quân sự Syria để ném bom, tuy nhiên Tổng thống Obama cuối cùng đã hủy bỏ kế hoạch không kích, sau khi đạt được thỏa thuận chính trị với Nga nhằm giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria.

Cấp vũ khí phòng không cho phe nổi dậy

Giải pháp quân sự cuối cùng mà Mỹ có thể thực hiện để nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến Syria là cung cấp các hệ thống phòng không hiện đại cho phe nổi dậy, để họ có thể bắn hạ chiến đấu cơ Nga và Syria, đặc biệt là những chiếc trực thăng bay thấp ném bom thùng, loại bom đã gieo rắc kinh hoàng tại Aleppo.

Các hệ thống vũ khí mới này có thể bao gồm các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) mà Mỹ chưa từng viện trợ cho phe nổi dậy. Việc cung cấp các tên lửa phòng không mới có thể được thực hiện tương tự như chương trình viện trợ tên lửa chống tăng TOW mà CIA đã thực hiện trong nhiều năm qua cho các nhóm nổi dậy Syria.

Theo ông Keane, chương trình viện trợ tên lửa TOW đã có tác động đáng kể lên cục diện chiến trường, xóa sổ ưu thế về thiết giáp của quân đội Syria, buộc Nga phải chuyển đến quốc gia này những cỗ xe tăng T-90 trang bị hệ thống phòng thủ chủ động hiện đại nhất.

Từ trước tới nay, Mỹ luôn từ chối cung cấp MANPAD cho phe nổi dậy, vì lo ngại số tên lửa này có thể lọt vào tay các nhóm khủng bố và được dùng để tấn công máy bay Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ biện pháp này cho rằng Lầu Năm Góc có thể sử dụng các biện pháp giám sát tương tự như chương trình tên lửa TOW hiện nay để đảm bảo số vũ khí đó được trao đúng đối tượng.

4 cú đấm thép Mỹ có thể tung ra trên chiến trường Syria - ảnh 2Tên lửa phòng không vác vai có thể tiêu diệt hiệu quả các loại máy bay bay thấp. Ảnh: Military
Mỹ yêu cầu quân nổi dậy Syria phải ghi hình lại tất cả những phát bắn tên lửa TOW, để đảm bảo chúng không lọt vào tay IS hay phiến quân cực đoan. Mặc dù vậy, IS từng tuyên bố sở hữu một số tên lửa TOW và sử dụng chúng tấn công xe tăng quân đội chính phủ Syria.

Một số chuyên gia quân sự cho rằng đây là biện pháp "đáng thử" nhằm thay đổi cục diện chiến trường, gây sức ép buộc chính quyền của ông Assad phải tính tới giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. "Đó là một nỗ lực đáng làm để xoay chuyển tình thế bế tắc hiện nay", ông Keane nhận định.

Theo Reuters, một số đồng minh của Mỹ ở Vùng Vịnh đã tính tới phương án cung cấp MANPAD cho quân nổi dậy Syria, và Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain tỏ ra đồng tình với biện pháp này. "Đã đến lúc làm như vậy, vì chính quyền Tổng thống Obama không chịu thực hiện việc đó", ông McCain nhấn mạnh.

Đọc tiếp »

Phiến quân Yemen tuyên bố bắn tên lửa hạ tàu chiến UAE

Một tàu quân sự chở hàng cứu trợ y tế của UAE ngày 1/10 gặp phải sự cố ở eo biển Bab al-Mandeb, khi đang trên đường trở về từ thành phố cảng Aden, WAM dẫn nguồn tin hải quân UAE cho biết, đồng thời khẳng định vụ việc không gây thiệt hại về người.

Player Loading...

Trong khi đó, lực lượng phiến quân Houthi, Yemen tuyên bố đã phá hủy hoàn toàn một tàu chiến của UAE ngoài khơi vùng biển Yemen, cách eo biển Bab al-Mandeb khoảng 20 km.

"Tên lửa đã bắn trúng tàu chiến UAE khi nó đang tiếp cận bờ biển Mokha trên Biển Đỏ. Con tàu đã bị phá hủy hoàn toàn", tuyên bố của lực lượng phiến quân Houthi khẳng định.

Ngay sau vụ tấn công, liên quân Arab nhanh chóng triển khai công tác cứu hộ và giải cứu các thành viên thủy thủ đoàn trên tàu.

Yemen rơi vào hỗn loạn sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Ali Abdullah Saleh năm 2012. Liên quân Arab do quân đội Arab Saudi dẫn đầu, ủng hộ chính phủ đương nhiệm, bắt đầu không kích lực lượng phiến quân Houthi từ tháng 3/2015. Song song với chiến dịch không kích, nhiều tàu chiến của liên quân cũng thực hiện các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo đối với người dân ở quốc gia Trung Đông này trong hơn một năm qua.

Đọc tiếp »

Nga bắt giữ công dân Ukraine bị tình nghi làm gián điệp

Công dân người Ukraine Roman Sushchenko bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ. Ảnh: FSBCông dân người Ukraine Roman Sushchenko bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ. Ảnh: FSB

Theo RIA Novosti, điều tra ban đầu của FSB cho thấy, Sushchenko là nhân viên thuộc Tổng cục tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine.

“Trong thời gian thực hiện hoạt động chống gián điệp, cơ quan an ninh Liên bang Nga đã tiến hành bắt giữ một công dân Ukraine, thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Đại tá Roman Sushchenko.

Nhiệm vụ của Sushchenko là thu thập thông tin bí mật nhà nước về các hoạt động của các lực lượng vũ trang và lực lượng Vệ binh quốc gia của Liên bang Nga. Nếu các bí mật trên lọt ra nước ngoài có thể gây tổn hại cho khả năng phòng thủ của đất nước.

An ninh liên bang Nga đã mở vụ án hình về dấu hiệu tội phạm theo Điều 276 Bộ luật hình sự, tội ‘gián điệp’”, website của FSB cho biết.

Trước đó, hãng Ukrinform của Ukraine thông tin cho rằng, Sushchenko là phóng viên của cơ quan ở Pháp. Ukrinform khẳng định, tại thời điểm bắt giữ, Sushchenko đang nghỉ phép và đến Moscow vì lý do cá nhân.

Hãng tin của Ukraine phủ nhận hoạt động gián điệp của Sushchenko và nói ông là “một nhà báo lâu năm có uy tín nghề nghiệp”.

Hiện giới chức Kiev và quân đội Ukraine chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Đọc tiếp »

Mỹ và đồng minh tập trận không quân cực lớn ở Alaska

Theo hãng tin Yonhap và đài KBS của Hàn Quốc, cuộc tập trận có sự tham gia của không quân các nước Mỹ, Hàn Quốc, New Zealand, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thông báo của trung tâm chỉ huy cuộc tập trận cho biết, các nước sẽ tham gia diễn tập trước, sau khi diễn tập thích nghi trong vòng một tuần, sẽ tiến hành lịch tập trận chính từ ngày 10/10 tới ngày 21/10.

Một trong những nội dung của cuộc diễn tập là tình huống giả định máy bay chiến đấu của quân đội Hàn-Mỹ xuyên thủng được mạng lưới phòng không của Triều Tiên, tấn công chính xác vào các căn cứ quân sự quan trọng của nước này như cơ sở hạt nhân, tên lửa, và bộ máy chỉ huy tối cao của Bình Nhưỡng.

Máy bay vận tải C-130 của không quân Hàn Quốc sẽ diễn tập tiếp tế cho bộ binh của hai nước Hàn-Mỹ, xâm nhập vào một quốc gia khác.

Đây là lần đầu tiên máy bay vận tải của Seoul tham gia diễn tập giúp quân đội nước khác ngoài Hàn Quốc xâm nhập vào một quốc gia. Đợt tập trận lần này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến của liên quân Hàn-Mỹ.

Trước đó, vào rạng sáng ngày 1/10, sáu máy bay chiến đấu F-15K của không quân Hàn Quốc đã cất cánh từ sân bay quân sự ở Daegu, tiếp dầu trên không sáu lần và bay liên tục 10 tiếng đồng hồ trước khi hạ cánh xuống căn cứ Eielson của Mỹ ở bang Alaska.

Đọc tiếp »

Mỹ tố Nga triển khai hệ thống chống tên lửa hiện đại tới Syria

Hiện trường một vụ đánh bom ở Syria. Ảnh: AP.Hiện trường một vụ đánh bom ở Syria. Ảnh: AP.

Ba quan chức Mỹ nói với Fox News rằng các bộ phận của hệ thống chống tên lửa và máy bay SA-23 Gladiator, có phạm vi hoạt động 150 dặm, đã có mặt ở một căn cứ hải quân Nga tại thành phố biển Tartus của Syria.

Đây là lần đầu tiên Nga triển khai SA-23 ra nước ngoài và các bộ phận trên vẫn chưa được lắp đặt và đi vào hoạt động. Động cơ của Moscow hiện chưa rõ, tuy nhiên, hệ thống vũ khí mới này có khả năng đối phó với bất kỳ tên lửa hành trình nào của Mỹ ở Syria. Tình báo Mỹ đã theo dõi việc vận chuyển SA-23 ở Nga suốt những tuần gần đây.

Động thái trên diễn ra sau khi Mỹ tuyên bố cắt đứt các cuộc đàm phán với Nga về cuộc khủng hoảng ở Syria, còn Tổng thống Putin cho hay đã đình chỉ thỏa thuận hạt nhân với Washington, dẫn ra "những hành động thiếu thiện chí" của đối phương.

Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria vào tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, Mỹ cáo buộc Nga chỉ tăng cường sức mạnh quân sự cho chính quyền Syria và các cuộc không kích khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

Đọc tiếp »

Chiếc vận tải cơ có thể nuốt trọn cường kích A-10 của Mỹ

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Điệp viên MI5 kể chuyện chống khủng bố

Nhân vật điệp viên Tom. Ảnh: Sky News.Nhân vật điệp viên Tom. Ảnh: Sky News.
Một cựu điệp viên của cơ quan tình báo đối nội MI5 vừa nói với Sky News rằng cơ quan này phải đấu tranh chống khủng bố 24/24.

Nhân vật “Tom Marcus” (tên giả) đã có 10 năm làm nhiệm vụ trinh sátcho tình báo Anh. Cuộc phỏng vấn được MI5 cho phép.

Tom nói: “Nếu chúng tôi được thông báo về một mục tiêu nào đó, chúng tôi sẽ đi theo dõi chúng”.

“Chúng tôi sẽ cố gắng tìm mọi thứ về chúng, theo dõi mọi thứ chúng làm. Ngay khi chúng lọt vào lưới của chúng tôi, chúng tôi sẽ tới đó và bảo đảm chúng tôi kiểm soát được tình hình”.

Có chiến dịch, Tom gần như bị bắt cóc bởi chính bọn khủng bố mà anh theo dõi.

Dịp khác, Tom nằm trong nhóm MI5 theo dõi một nghi phạm khủng bố Hồi giáo. Anh ngồi bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo trong giờ cầu nguyện buổi tối.

Anh nói: “Tôi ăn mặc như một gã cầu bơ cầu bất, giả vờ xin tiền lẻ. Quần áo tôi đầy mùi nước tiểu của chính mình để trông giống thật”.

Nghi phạm sau đó mặc đồ Hồi giáo Burkha và giả vờ làm một phụ nữ. Bám theo nghi phạm này, đội MI5 đã gọi một đơn vị đặc nhiệm tới bắt tên khủng bố. Hai chiếc xe Range Rover tông thẳng vào ô tô của nghi phạm. Đội đặc nhiệm lôi nghi phạm ra khỏi xe ô tô, họ phát hiện có vũ khí và bom trong ủng của y. Tên này lên kế hoạch tấn công vào ngày hôm sau vì lúc đó đã là đêm rồi.

Tom cho biết, an ninh Anh không chỉ đối mặt với thách thức từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo mà còn cả các đặc vụ Trung Quốc và Nga hoạt động trên đường phố Anh.

Điệp viên MI5 kể chuyện chống khủng bố - ảnh 1Trụ sở MI5. Ảnh: Sky News.
Tom khen ngợi: “Các đặc vụ của tình báo Nga cực kỳ hiệu quả. Họ cũng được huấn luyện tốt về đối phó với phản gián, có khả năng phát hiện và chặn các điệp viên như tôi”.

Tom ra khỏi MI5 do căng thẳng hậu chấn thương. Được MI5 cho phép, anh đã viết một cuốn sách với thời làm điệp viên cho tổ chức này. Anh cho biết hiện nay anh rất nhớ công việc của mình trước đây ở MI5./.

Đọc tiếp »

Hải quân Mỹ dùng mỡ bò làm nhiên liệu cho tàu chiến

Tàu USS Stockdale của Hải quân Mỹ sử dụng nhiên liệu sinh học. Ảnh: AP.Tàu USS Stockdale của Hải quân Mỹ sử dụng nhiên liệu sinh học. Ảnh: AP.

Hải quân Mỹ đặt mục tiêu sử dụng 50% năng lượng tái tạo cho tất cả hoạt động của tàu chiến và máy bay phản lực cùng các căn cứ trên bờ vào năm 2020, theo Share America.

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang sử dụng nhiên liệu sinh học chứa 10% mỡ bò cho 10 tàu thuộc Hạm đội Xanh (Great Green Fleet). Tại căn cứ hải quân và các cơ sở khác trên đất liền, các tấm năng lượng Mặt Trời đang góp phần cung cấp nguồn điện sạch. Tổng năng lượng tái tạo do những đơn vị này sản xuất lên tới 1,1 gigawatt, đáp ứng một nửa nhu cầu về điện của Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ còn tiết kiệm năng lượng di chuyển nhờ hệ thống hoa tiêu dẫn đường, có thể tận dụng sức gió và các dòng hải lưu để kéo dài thời gian giữa hai lần tiếp năng lượng. Họ cũng hợp tác với hãng vận tải biển Maersk để nghiên cứu năng lượng sinh học từ tảo.

Hải quân Mỹ dùng mỡ bò làm nhiên liệu cho tàu chiến - ảnh 1Các nguồn nhiên liệu Hải quân Mỹ đang sử dụng. Ảnh: US Navy.

"Tất cả chúng tôi được hưởng lợi từ một tương lai với các nguồn năng lượng đa dạng hơn, sẵn có hơn, bền vững hơn, tương thích tốt hơn với môi trường", Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, chia sẻ.

Dennis McGinn, trợ lý Bộ trưởng nhấn mạnh tàu thuộc Hạm Đội Xanh không cần phải thay đổi hay chỉnh sửa để chạy nhiên liệu sinh học. "Bạn chỉ cần đổ nhiên liệu vào và không cần thay đổi gì. Nhiên liệu sẽ chảy vào bồn chứa, qua máy bơm, bộ lọc tới nơi đánh lửa và buồng đốt", McGinn nói.

Theo McGinn, các quốc gia khác tham gia đợt tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) gần đây cũng sử dụng nhiên liệu thay thế cho tàu của họ.

Đọc tiếp »

Hé lộ khẩu súng lục tiêu chuẩn mới của quân đội Nga

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Mỹ xác định những vũ khí nguy hiểm nhất của Hải quân Nga

Ảnh: RIA NovostiẢnh: RIA Novosti

Theo Giáo sư Michael Petersen thuộc Viện nghiên cứu tiềm năng biển, các chuyên gia Hải quân Mỹ thời gian qua đã nghiêm túc đánh giá toàn diện về hệ thống các kho vũ khí của Hải quân Nga mà họ cho là nguy hiểm nhất hiện nay.

Tàu ngầm hạt nhân đa năng của thế hệ thứ tư Project 855 Ash, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov thuộc Dự án 22.350, tên lửa siêu thanh Zircon và tên lửa hành trình Kalibr, được Mỹ xác định là những mối đe dọa chính đối với các hạm đội Mỹ.

Các chuyên gia lý giải rằng, sự phát triển các “nền tảng xương sống” trong thành phần lực lượng Hải quân Nga được coi là một phần của hệ thống phòng thủ trên biển, tuy nhiên, sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân “mạnh mẽ và nguy hiểm” như Ash đang trở thành một trong những nguyên nhân khiến Washington cảm thấy lo ngại.

Giáo sư Petersen cũng nhấn mạnh rằng, Hải quân Nga hiện nay đã đạt đến một cấp độ mới về chất của sự phát triển, và Mỹ cần phải tiếp cận nhiều hơn tới những nghiên cứu về đối thủ của mình.

“Bất chấp những khó khăn trong những thập kỷ trước, công tác đào tạo nhân sự và tiềm năng công nghệ của Hải quân Nga thời gian gần đây đã đạt đến một mức độ cho phép Moscow có thể cạnh tranh với bất kỳ đội tàu thiện chiến nào nhất trên thế giới”, giáo sự Petersen kết luận.

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Sát thủ tàng hình B-21 Mỹ được mang tên 'Kẻ tập kích'

Hình vẽ phác thảo oanh tạc cơ tàng hình B-21 thế hệ 5 của Mỹ. Ảnh: USAFHình vẽ phác thảo oanh tạc cơ tàng hình B-21 thế hệ 5 của Mỹ. Ảnh: USAF
Không quân Mỹ đã công bố tên gọi chính thức của oanh tạc cơ tàng hình tương lai B-21 là Raider (Kẻ tập kích), Military hôm 19/9 đưa tin.

Tại hội nghị Hàng không, Vũ trụ và Không gian mạng của Hiệp hội Không quân Mỹ diễn ra hôm qua tại National Habor, bang Maryland, đích thân Bộ trưởng Không quân Mỹ đã đưa mời trung tá Richard E. Cole, cựu binh 101 tuổi từng tham gia Thế chiến II, lên công bố tên gọi của chiếc oanh tạc cơ thế hệ 5 mới.

Ngày 18/4/1942, Cole cùng trung tá James Doolittle đã dẫn đầu đội hình 16 oanh tạc cơ B-25 thực hiện chiến dịch tập kích đường không "Doolittle Raider" tấn công các nhà máy và căn cứ quân sự phát xít Nhật quanh thủ đô Tokyo để trả đũa cho trận Trân Châu Cảng.

Tên gọi "Raider" được lựa chọn cho oanh tạc cơ tấn công tầm xa B-21 sau khi lãnh đạo không quân Mỹ phát động một cuộc khảo sát đặt tên trong lực lượng. Chỉ trong ba tháng, Không quân Mỹ đã nhận được tổng cộng hơn 4.600 đề xuất tên gọi cho mẫu máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới này.

B-21 Raider có chi phí phát triển 23,5 tỷ USD. Không quân Mỹ dự kiến mua 100 chiếc B-21 từ nhà thầu Northrop Grumman với giá thành mỗi chiếc khoảng 564 triệu USD để thay thế cho oanh tạc cơ B-52 và một phần oanh tạc cơ B-1. "Kẻ tập kích" có thể sẽ được đưa vào biên chế Không quân Mỹ trong năm 2025.

Đọc tiếp »

Tàu chiến tối tân của Mỹ trục trặc sau 3 ngày hoạt động

Tàu USS Montgomery (LCS-8) chạy thử nghiệm vào tháng 5/2016. Ảnh: Military.Tàu USS Montgomery (LCS-8) chạy thử nghiệm vào tháng 5/2016. Ảnh: Military.

Diplomat dẫn thông báo của Hải quân Mỹ cho hay, tàu tác chiến cận bờ (LCS) lớp Independence USS Montgomery ngày 13/9 đã phát sinh hai lỗi động cơ trong vòng 24 giờ khi đang đi từ Mobile, Alabama tới cảng đồn trú ở San Diego. Sự cố này khiến tàu phải bỏ dở hành trình và trở lại Florida để sửa chữa khẩn cấp.

“Sự cố đầu tiên xảy ra khi thủy thủ đoàn phát hiện một lỗ rò rỉ trong hệ thống làm mát thủy lực. Ngày hôm sau, tàu Montgomery tiếp tục gặp trục trặc với một động cơ tua-bin khí”, thông báo của Hải quân Mỹ cho biết thêm.

Trên thực tế, cấu trúc động cơ của LCS cho phép tàu này làm việc ở nhiều chế độ khác nhau, tuy nhiên với hai sự cố khiến cho cả hai cần trục không thể hoạt động thì lựa chọn tốt nhất là đưa nó về cảng Mayport ở Florida để sửa chữa.

Theo Military, sự cố hỏng hóc của tàu USS Montgomery xảy ra sau một loạt trục trặc trước đó của các tàu tác chiến cận bờ của Hải quân Mỹ. Đây là chiếc LCS thứ 5 phát sinh vấn đề trong vòng một năm trở lại đây và là chiếc thứ 3 gặp trục trặc nghiêm trọng về động cơ trong vòng 3 tuần qua. Trước đó, các tàu USS Coronado (LCS-4) và USS Freedom (LCS-5) cũng gặp lỗi động cơ và phải ngừng hoạt động.

Đọc tiếp »

Giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Cán bộ chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh Nghệ An gặt lúa giúp nhân dân xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên.Cán bộ chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh Nghệ An gặt lúa giúp nhân dân xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên.

Cứu lúa cho dân

Sau những trận mưa như trút do hoàn lưu bão số 4, thời gian qua, xã Hưng Đạo (huyện Hưng Nguyên) bị ngập rất nhiều diện tích lúa vụ hè thu sắp đến ngày thu hoạch. Trong đó, cánh đồng xóm 6 là một trong những điểm bị ngập nặng nhất. Lúa chín bị ngâm trong nước đã mấy ngày, nhiều hạt đã mọc mầm, nếu không thu hoạch kịp coi như mất trắng. Được tin, có cán bộ, học viên Trường quân sự tỉnh đến giúp đỡ nhân dân thu hoạch lúa bị ngập lụt, bà con rất vui. Từ sáng sớm, bà con nhân dân đã tập trung phương tiện và dụng cụ để cùng các chú bộ đội gặt lúa giúp dân.

Dù trời đã có nắng, nước đã rút bớt, nhưng cánh đồng xóm 6 lúa vẫn ngập dưới mặt nước chừng 20 đến 30cm. Nước ngập đến ngực người nên cán bộ, học viên và người dân phải dùng thuyền và xuồng nhỏ để vận chuyển lúa vào bờ. Nhìn những bó lúa được các chú bộ đội gặt và dùng thuyền đẩy lên, xếp ngay ngắn bên vệ đường, chị Nguyễn Thị Vinh, xóm 6, xã Hưng Đạo phấn khởi cho biết: “Nhà tôi có gần 2 sào lúa bị ngập, hôm nay có các chú bộ đội đến thu hoạch kịp thời, gia đình tôi cảm ơn các chú bộ đội rất nhiều”.

“Sau khi mưa lũ xảy ra, trong những ngày qua, đơn vị đã điều động cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị luôn bám sát địa bàn, thấy địa phương nào gặp khó khăn, phải kịp thời cử lực lượng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Thượng tá Thái Đức Hạnh, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Nghệ An

Trong đợt mưa này, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên cũng là một trong những địa bàn bị ngập nặng. Ngay sau khi khảo sát, nắm bắt tình hình, Bộ CHQS tỉnh đã điều động cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 764, Đội quy tập và Ban CHQS huyện đến cùng nhân dân gặt lúa. Nước trên cánh đồng đã rút bớt, nhưng hậu quả để lại là những ruộng lúa bị gió lốc đánh bạt, nằm đổ rạp xuống nước và bùn. Đơn vị phân công cán bộ, chiến sỹ về lao động trực tiếp cùng từng gia đình.

Chị Nguyễn Thị Lĩnh, xóm 4, xã Hưng Trung cho biết: “Sau đợt mưa, tôi có hơn 2 sào lúa bị đổ và ngập trong nước. Nhà neo đơn, nên hôm nay được các chú bộ đội tỉnh về giúp thu hoạch, bà con giáo dân xóm 4 vui lắm, phấn khởi lắm, muốn được các chú về giúp nhiều lần nữa mỗi khi gặp khó khăn…”.

Đại tá Vương Kim Hải, Chủ nhiệm Chính trị tay thoăn thoát gặt lúa cùng cán bộ, chiến sỹ và nhân dân chia sẻ: “Mình sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em trên quê lúa huyện Yên Thành, phải lao động từ nhỏ nên những công việc nhà nông, mình vẫn còn làm tốt”.

Khắc phục hậu quả lũ quét

Thượng tá Thái Đức Hạnh, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi mưa lũ xảy ra, trong những ngày qua, đơn vị đã điều động cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị luôn bám sát địa bàn, thấy địa phương nào gặp khó khăn, phải kịp thời cử lực lượng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Theo thượng tá Hạnh, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự tỉnh, cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Quỳ Châu đã tập trung lực lượng giúp bà con nhân dân xã Châu Hội nạo vét bùn đất, làm vệ sinh môi trường… sau cơn lũ quét gây hậu quả nặng nề. Ban CHQS huyện Nghi Lộc điều động cán bộ, chiến sỹ giúp nhân dân xã Nghi Vạn lợp lại nhà cửa bị hư hỏng nặng do lốc xoáy. Ban CHQS huyện Tương Dương điều động cán bộ, chiến sỹ bám sát địa bàn và tập trung giúp đỡ các xã bị thiệt hại nặng như Yên Tĩnh, Yên Hòa, Lưu Kiền, Lượng Minh…

Ngoài ra, Đảng ủy Quân sự tỉnh còn chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ phối hợp cùng công an bảo vệ ở các đập tràn, cầu, điểm giao thông quan trọng bị ngập lụt, chia cắt để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân. Đồng thời huy động lực lượng giúp nhân dân làm vệ sinh thôn bản, vệ sinh trường học, trạm y tế, dựng lại nhà cửa sau lũ…

Những hoạt động thiết thực, hiệu quả của cán bộ, chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh trong những ngày qua đã góp phần giúp nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả lũ lụt, góp phần gắn kết tình quân dân và tô thắm thêm hình ảnh đẹp anh “Bộ đội Cụ Hồ” trên quê hương Bác Hồ kính yêu.

Đọc tiếp »

Siêu điệp viên quyền lực chỉ đứng sau Thủ tướng Ấn Độ

Ajit Doval, người được mệnh danh James Bond của Ấn Độ. Ảnh: India Times.Ajit Doval, người được mệnh danh James Bond của Ấn Độ. Ảnh: India Times.

Ông dành 7 năm hoạt động ngầm tại Pakistan, tuyển mộ cả những tay súng phiến quân làm người truyền tin cho mình ở khu vực tranh chấp Kashmir và từng cải trang thành người kéo xe để trà trộn vào một nhóm chiến binh Sikh ẩn náu bên trong đền thờ linh thiêng nhất Ấn Độ. Ông là Ajit Doval, người được mệnh danh siêu điệp viên góp phần thay đổi bộ mặt tình báo Ấn Độ, người quyền lực thứ hai đất nước, chỉ xếp sau Thủ tướng Narendra Modi.

Siêu điệp viên

Theo Zee News, từ khi Thủ tướng Modi chỉ định Ajit Doval làm Cố vấn An ninh Quốc gia (NSA), một vị trí nắm nhiều quyền hành hơn cả bộ trưởng quốc phòng lẫn bộ trưởng ngoại giao, nhiều câu chuyện ly kỳ về ông bắt đầu xuất hiện.

Hồi tháng 7/2014, ông tham gia một nhiệm vụ bí mật, đích thân bay đến Iraq để giải cứu 46 y tá người Ấn Độ cùng 39 đàn ông đang bị mắc kẹt ở Tikrit và Mosul, hai thành phố nằm dưới kiểm soát của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Dù lên đường mà không hề nắm bất kỳ thông tin tình báo nào về việc ai đang bắt giữ họ và vì sao nhưng sau khi liên hệ với một loạt đầu mối và nỗ lực thương thuyết, ông đã hoàn thành nhiệm vụ, đưa các công dân Ấn Độ về nước an toàn.

Theo NDTV, Doval được nhiều người ví như siêu điệp viên James Bond bởi hàng loạt thành tích đáng nể. Những năm 1980, khi còn là một quan chức tầm trung tại Cục Tình báo, ông giấu danh tính và gia nhập Mặt trận Quốc gia Mizo (MNF), một tổ chức chuyên phát động các phong trào nổi dậy chống chính quyền Ấn Độ lúc bấy giờ. Doval nhanh chóng thu phục hơn một nửa chỉ huy hàng đầu của MNF, ngấm ngầm phá hoại tổ chức từ bên trong, qua đó buộc thủ lĩnh MNF phải đầu hàng.

Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Doval là chiến dịch quân sự hồi năm 1988, quét sạch các tay súng ly khai Sikh khỏi Đền Vàng ở thành phố Amritsar, tây bắc Ấn Độ.

Năm 1984, quân đội Ấn Độ từng mở chiến dịch tấn công ngôi đền, khiến hàng trăm binh sĩ và người hành hương thiệt mạng. Vụ việc kích động một làn sóng giận dữ trong cộng đồng người Sikh khắp thế giới và là nguyên nhân dẫn tới vụ ám sát thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi, người ra lệnh thực hiện cuộc đột kích.

Theo Karan Kharb, sĩ quan quân đội về hưu, người từng là thành viên Lực lượng An ninh Quốc gia, Doval đã giả làm người kéo xe để có thể bước chân vào ngôi đền. Ông sau đấy thuyết phục các tay súng ẩn náu tại đây rằng mình là đặc vụ Pakistan đến để hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu thiết lập một quốc gia độc lập mang tên Khalistan. Khi đã chiếm được lòng tin, ông từ từ thu thập thông tin tình báo cung cấp cho chính quyền để mở cuộc tấn công truy quét quyết định.

Thân tín của Thủ tướng

Giới quan sát đánh giá Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval có chung chí hướng ở rất nhiều lĩnh vực. Cả hai cùng muốn đẩy mạnh chống khủng bố, tập trung hơn vào các tình huống an ninh nội bộ, nâng cao năng lực hoạt động bí mật của Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy những chính sách ngoại giao, quốc phòng cứng rắn.

Với dáng người thấp, mái tóc ngắn và thường xuyên đeo kính, ông Doval hay né tránh báo chí và rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. 6 người quen biết ông lâu năm cho hay Doval đang giám sát những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của Ấn Độ.

Không trang web chính thống nào của chính phủ chứa thông tin về ông. Theo bản tiểu sử tóm lược mà Doval đưa ra trong một bài giảng ở Mumbai hồi tháng 8 năm ngoái, ông sinh năm 1945 tại Garhwal, một khu vực ở phía bắc Ấn Độ, nay gọi là Uttarakhand.

Không lâu sau khi nhậm chức, Thủ tướng Modi đã cử Doval dẫn đầu một đoàn đặc phái viên đến Afghanistan và đưa Cố vấn An ninh Quốc gia đi cùng trong chuyến công du đầu tiên tới Bhutan. Doval cũng là đại diện đặc biệt của Ấn Độ chịu trách nhiệm thảo luận với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp biên giới.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Doval còn đích thân bay tới Bangkok để bí mật gặp gỡ người đồng cấp Pakistan trong một nỗ lực nhằm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai nước.

Đọc tiếp »

Máy bay do thám Mỹ rơi, phi công thiệt mạng

Phi cơ U-2 Mỹ bay huấn luyện. Ảnh: US Air Force.Phi cơ U-2 Mỹ bay huấn luyện. Ảnh: US Air Force.

Phi cơ rơi vào khoảng 9h00, ngay sau khi cất cánh tại khu vực không dân cư ở Sutter, phía bắc thành phố Sacramento, thủ phủ bang California,AFP dẫn thông báo từ Không quân Mỹ cho biết. Lực lượng này ban đầu nói hai phi công thoát hiểm an toàn, sau đó xác nhận một người thiệt mạng.

Phi cơ gặp nạn là U-2, thuộc Phi đội Trinh sát Số 1 tại căn cứ không quân Beale. Tristan Viglianco, người phát ngôn căn cứ Beale, nói chưa rõ phi công thiệt mạng trong quá trình vọt ra khỏi phi cơ hay sau đó.

U-2 được thế giới chú ý đến lần đầu tiên vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi một phi cơ do thám bí mật này do Gary Powers điều khiển bị bắn hạ trên lãnh thổ Liên Xô. Powers ngồi tù tại Liên Xô trong 21 tháng trước khi được trả tự do về Mỹ theo một chương trình trao đổi tù nhân.

Không quân Mỹ đang sử dụng 33 chiếc U-2, trong đó 5 chiếc có hai chỗ ngồi để bay huấn luyện.

Đọc tiếp »

Mỹ bất ngờ thu hồi 10 siêu chiến đấu cơ F-35

Ảnh: US NavyẢnh: US Navy

Theo CNN, 10 chiếc F-35 bị thu hồi chỉ một tháng sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo về khả năng sẵn sàng chiến đấu của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm này.

Hãng CNN dẫn các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết, họ đã phát hiện ra lớp cách ly trong hệ thống làm mát các thùng nhiên liệu của F-35 bị bong ra và bắt đầu vỡ vụn.

Đáng chú ý, lỗi này bị phát hiện ở 57 tiêm kích, 15 trong số đó đã được đưa vào trang bị, số còn lại còn chưa rời dây chuyền sản xuất.

“Chúng tôi đang tiến đến gần việc hoàn tất chương trình trang bị, F-35 vẫn còn đang được hoàn thiện, vì vậy sự xuất hiện những vấn đề là điều có thể dự kiến”, CNN dẫn nguồn tin cho biết.

Trước đó khoảng 1 tháng, đầu tháng 8/2016, có tin đơn vị đầu tiên trang bị tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A của không quân Mỹ đã đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Theo đó, phi đội tiêm kích 34 của Phi đoàn tiêm kích 388 đã được công nhận là sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu với máy bay mới, kể cả không chiến và tấn công mặt đất.

F-35 Lightning II là họ máy bay tiêm kích đa năng tàng hình tiên tiến thế hệ năm do Lockheed Martin phát triển từ năm 2001 theo chương trình Tiêm kích tiến công liên quân JSF (Joint Strike Fighter).

Tiêm kích này được sản xuất theo ba biến thể: A (cất/hạ cánh thông thường dành cho USAF), B (cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng dành cho Thủy quân lục chiến Mỹ) và C (tiêm kích trê hạm dành cho không quân Hải quân Mỹ).

Đọc tiếp »

Những mối tình vượt sóng gió

Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Đề hạnh phúc trong ngày cưới.Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Đề hạnh phúc trong ngày cưới.

Mãn nguyện vì có nhau trong đời

Ngày thường, trời yên biển lặng, ra đảo Hòn Tre cứ như đi du ngoạn sinh thái. Nhưng khi mưa bão, giao thông cách trở, đảo bỗng như xa tít tắp. Ra đảo lần này, chúng tôi đến với những người lính thuộc Trung đội vận tải thủy (Đại đội 90, Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa) và nghe kể về những mối tình của họ. Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Xuân Cương, nhân viên lái tàu, đến nay đã có 18 năm gắn bó với Hòn Tre. Công tác ở đảo từ tháng 9/1998 khi còn mang quân hàm hạ sĩ và “cắm chốt” đến tận bây giờ. Thân thiết với vùng đất này đến độ, anh thuộc lòng từng con dốc, hàng cây, mái nhà, ghe thuyền, gương mặt những người dân chài dãi dầu sóng gió…

Tôi theo anh Cương đi câu khi phát hiện người lính này là một tay sát mực có tiếng. Quả vậy, chỉ cần một cuộn dây cước dài, gắn vào lưỡi câu chùm, với mồi là một con tôm nhựa bằng ngón tay trỏ có màu sắc xanh sặc sỡ, hơn tiếng đồng hồ đi câu, anh có thể mang về cả rổ mực tươi sống đãi đồng đội. Anh chia sẻ: “Khi câu mực, tay mình phải giật nhẹ liên tục để tôm nhựa búng nhảy như tôm thật, đánh lừa những con mực háu ăn. Râu mực mềm nhưng bám rất chặt nên khi dính vào chùm lưỡi câu là chắc cú”.

Có tài lẻ nhưng xem ra đường tình duyên lại khá lận đận, nên đã quá “băm”, anh vẫn lính “phòng không” dù đã được người thân, đồng đội mai mối nhiều đám mãi đến khi gặp Phan Thị Kim Liên, công nhân dệt may người dễ thương như cái tên, anh mới tìm được bến đỗ cuộc đời. Năm 2006, anh chị làm lễ cưới. Quê nội ở Hải Dương, quê ngoại ở Thanh Hóa, hai vợ chồng đã trải qua những năm tháng gian truân, nhất là khi các con còn nhỏ. Bây giờ, mỗi lần chàng lính đảo được nghỉ phép luôn là ngày hội của các thành viên trong gia đình. Dẫu điều kiện vật chất chưa đủ đầy nhưng anh chị luôn mãn nguyện vì đã có nhau trong đời.

Vượt sóng gió đến với nhau

Chuyện tình của chàng máy trưởng - Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Ngọc Thành cũng có “cái kết” như ý. Khác với nhiều bạn gái trước, khi nghe anh thông báo làm việc ở đảo, cô sinh viên đang học cao đẳng kinh tế Trần Thị Thu càng quý mến anh hơn. Cô có thể ngồi hàng giờ nghe anh kể về tình quân dân sâu đậm trên đảo, nhất là trong những ngày biển động, khi thiên tai ập đến. Và trong chuyến cùng anh ra thăm đảo, cô càng thêm yêu và tự hào về người lính dạn dày sóng gió. Sau hai năm tìm hiểu là một đám cưới giản dị. Chú rể lúc này đã bước sang tuổi 35. Hiện tại còn phải ở nhà thuê, con còn thơ bé, vợ chưa có việc làm, chồng có khi cả tháng mới về nhà một lần, song cả gia đình luôn tin tưởng vào một tương lai tươi đẹp phía trước.

Với Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Đề, nhân viên lái máy tàu của Trung đội vận tải thủy từ 1997 đến 2007, chẳng rõ vì điều kiện công tác hay bởi duyên số, đến 33 tuổi (năm 2007) anh mới se duyên cùng Nguyễn Thị Hải Vân, cô công nhân Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang. Hiện anh đã về đất liền công tác, làm nhân viên đội chiếu phim của Ban Tuyên huấn Phòng chính trị Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa nhưng những kỷ niệm với Hòn Tre luôn sâu đậm, khó quên. Anh tâm sự: Mười năm công tác ở đảo đã rèn cho tôi nghị lực vượt lên mọi gian truân trong cuộc sống. Cũng chính quãng thời gian ấy đã thử thách và nhân lên tình yêu của chúng tôi, giúp tôi luôn biết trân trọng, nâng niu những gì mình đang có. Mỗi lần có dịp ra đảo, tôi luôn có cảm giác ấm áp như được trở về quê hương mình. Hèn chi nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”.

“Mười năm công tác ở đảo đã rèn cho tôi nghị lực vượt lên mọi gian truân trong cuộc sống. Cũng chính quãng thời gian ấy đã thử thách và nhân lên tình yêu của chúng tôi, giúp tôi luôn biết trân trọng, nâng niu những gì mình đang có. Mỗi lần có dịp ra đảo, tôi luôn có cảm giác ấm áp như được trở về quê hương mình. Hèn chi nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”.

Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Đề

Đọc tiếp »

Dàn vũ khí sấm sét của Nga

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Rùng mình với hiện trường ‘Thiên sứ’ U-2 Mỹ gặp nạn

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Triều Tiên khoe tên lửa có thể tấn công vào lục địa Mỹ

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo trắng) theo dõi vụ thử nghiệm động cơ tên lửa mới hôm 20/9. Ảnh: Reuters.Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo trắng) theo dõi vụ thử nghiệm động cơ tên lửa mới hôm 20/9. Ảnh: Reuters.

Yonhap trích dẫn một bài xã luận được đăng tải trên báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, cho biết Bình Nhưỡng tuyên bố vụ thử hạt nhân lần thứ 5, cũng đồng thời là vụ có sức công phá mạnh nhất từ trước đến nay của nước này vào hôm 9/9, là “đỉnh cao” của tất cả vụ thử hạt nhân trước đây.

Cũng trong bài xã luận trên, Triều Tiên tuyên bố có đủ khả năng tấn công vào phần lục địa của Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân. Bình Nhưỡng cho biết quân đội nước này có thể tấn công vào các hải cảng, nơi các tàu ngầm và tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đang đồn trú.

“Phần lục địa và khu vực Thái Bình Dương của Mỹ, gồm Hawaii và Guam, hiện nằm trong tầm bắn của chúng ta”, bài xã luận viết.

Ngoài ra, Triều Tiên cũng nhắc lại rằng việc nước này buộc phải trang bị vũ khí hạt nhân là do Mỹ có những động thái nhằm “bóp nghẹt” Bình Nhưỡng thông qua các biện pháp trừng phạt và bao vây cấm vận. Bài xã luận cho biết Washington đã tăng cường các hoạt động quân sự để phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng đó chỉ “giấc mơ giữa ban ngày” và không bao giờ có thể trở thành hiện thực.

Cùng ngày 20/9, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới Trung tâm vũ trụ Sohae ở miền tây nước này để chỉ đạo và giám sát vụ thử nghiệm động cơ tên lửa đẩy mới với công suất mạnh hơn. Theo KCNA, việc chế tạo thành công động cơ tên lửa mới này sẽ cho phép Bình Nhưỡng có thể phóng nhiều loại vệ tinh khác nhau, trong đó có vệ tinh địa tĩnh trong vài năm tới.

Trong một diễn biến có liên quan khác, Yonhap dẫn các nguồn tin quân sự Mỹ cho biết Washington sẽ điều 2 máy bay ném bom B-52 tới Hàn Quốc trong tuần này, nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với đồng minh châu Á trong bối cảnh mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên ngày càng gia tăng. Các “pháo đài bay” B-52 dự kiến sẽ hạ cánh xuống căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 70 km về phía nam. Trước đó, Mỹ cũng đã điều 2 máy bay ném bom B-1 từ căn cứ không quân Andersen ở Guam bay qua căn cứ không quân Osan trong một động thái được cho là nhằm phát đi tín hiệu cảnh báo đối với Triều Tiên.

Đọc tiếp »

IS gài bom vào túi nilon để hạ máy bay Nga, Mỹ

Phiến quân IS gài bom vào túi nilon. Ảnh: Express.Phiến quân IS gài bom vào túi nilon. Ảnh: Express.

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang nỗ lực sản xuất hàng loạt vũ khí sát thương và phổ biến cách sử dụng cho các tổ chức khủng bố khác, trong đó các túi nilon được bơm đầy khí hydro và mang theo thuốc nổ, theo Express.

Abu Ayyub al Baghdadi, người tạo ra "công trình vũ khí" tấn công máy bay này tuyên bố các túi nilon có thể bay ở nhiều độ cao khác nhau. Khi chiến đấu Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu đụng phải chúng, nhiều viên đạn bi sẽ bắn ra và phá hủy máy bay.

Trong hướng dẫn sử dụng, IS cũng dạy các phần tử khủng bố phương pháp để tạo ra 300 lít khí hydro từ các hóa chất có sẵn.

Năm 2015, IS từng phát đoạn video hướng dẫn việc làm vũ khí bằng bao cao su có chứa thiết bị nổ.

Quân Đồng minh cũng từng sử dụng bóng bay gắn bom trong Thế chiến I.

Đọc tiếp »

Choáng ngợp ngắm hạm đội tàu sân bay Mỹ

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Rộ tin phiến quân IS bắn hạ chiến đấu cơ của quân đội Syria

Ảnh: AFPẢnh: AFP

Theo Al Jazeera, khủng bố IS đã nhận trách nhiệm về hành động bắn hạ chiếc máy bay của quân đội Syria.

Cùng thời điểm, một nguồn tin trong quân đội Syria xác nhận, một chiếc máy bay quân sự của nước này đã bị bắn rơi ở một khu vực cách Damascus gần 100km.

“Phi công được cứu sống trong một khu vực dưới sự kiểm soát của quân đội Syria”, nguồn tin cho biết, nhưng không cung cấp loại máy bay chiến đấu bị bắn rơi.

Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông tại khu vực Trung Đông không loại trừ nguyên nhân của vụ tai nạn có thể do vấn đề kỹ thuật.

Hiện chính quyền Syria chưa đưa ra tuyên bố chính thức về sự việc trên.

Đọc tiếp »

Nga quyết định đưa tàu sân bay duy nhất đến Syria

Nga quyết định đưa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đến Syria. Ảnh: Tass Nga quyết định đưa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đến Syria. Ảnh: Tass

Trao đổi bên lề cuộc họp của Liên Hợp Quốc ngày 21/9, Nga đã quyết định đưa tàu sân bay của nước này tới vùng biển ngoài khơi Syria để vãn hồi tình hình sau khi xung đột giữa các phe phái đối lập và quân chính phủ Syria bùng phát.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ được điều động đến phía Đông biển Địa Trung Hải. Hàng chục máy bay chiến đấu của Nga cũng sẽ có mặt trên tàu sân bay.

Tuyên bố của Nga đưa ra trong bối cảnh Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nỗ lực khôi phục tình hình tại Syria, đã bất ngờ bùng phát trở lại sau khi lệnh ngừng bắn 7 ngày do Nga và Mỹ làm trung gian kết thúc.

Phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh: “Tôi kêu gọi tất cả các bên sử dụng tầm ảnh hưởng để chấm dứt chiến sự, cho phép hỗ trợ nhân đạo ở Syria. Liên Hợp Quốc ủng hộ một giải pháp chính trị để đưa Syria thoát ra khỏi xung đột”.

Đọc tiếp »

Công nghệ quốc phòng Trung Quốc: Chế ngự hiện tượng 'ma quái'

Radar lượng tử có thể phát hiện máy bay tàng hình từ khoảng cách 100km. Ảnh: Defense DailyRadar lượng tử có thể phát hiện máy bay tàng hình từ khoảng cách 100km. Ảnh: Defense Daily

Hôm 18/9, Công ty Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC), một trong top 10 đơn vị công nghiệp quân sự do chính phủ Trung Quốc quản lý trực tiếp, nói rằng, các photon rối giúp phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 100km trong một cuộc thử nghiệm ngoài thực địa. Khả năng này lớn gấp 5 lần tầm xa tiềm năng của một nguyên mẫu trong phòng thí nghiệm mà các nhà nghiên cứu từ Canada, Đức, Anh và Mỹ đồng phát triển vào năm ngoái. Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Mỹ từng tài trợ một dự án nghiên cứu tương tự, và các nhà thầu quốc phòng như Lockheed Martin cũng đang phát triển hệ thống radar lượng tử để phục vụ hoạt động trên chiến trường. Tuy nhiên, chưa rõ tiến độ của những dự án quân sự này đến đâu.

Trong một thông báo đăng trên trang web hôm 18/9, CETC nói rằng, “hệ thống radar lượng tử photon đơn” đầu tiên của Trung Quốc mang “giá trị ứng dụng quân sự quan trọng” vì nó sử dụng các photon rối để xác định những vật thể “vô hình” trong các hệ thống radar truyền thống. Là người nghiên cứu công nghệ radar lượng tử, GS Ma Xiaosong, nhà vật lý công tác tại ĐH Nam Kinh (Trung Quốc), nói rằng, ông “chưa từng thấy bất kỳ thứ gì như vậy trong bất kỳ báo cáo công khai nào”. “Tầm xa hiệu quả mà cộng đồng nghiên cứu quốc tế đưa ra thấp hơn nhiều mức 100km”, báo Hong Kong South China Morning Post dẫn lời GS Ma.

Một nhà nghiên cứu về radar quân sự tại một trường đại học ở miền tây bắc Trung Quốc cho rằng, tầm xa thực tế của hệ thống radar mới vừa được công bố có thể lớn hơn nhiều mức mà CETC công bố. “Con số trong các tài liệu giải mật thường thấp hơn hiệu quả thực tế. Công bố đó đang gây sốt trong cộng đồng nghiên cứu radar”, nhà nghiên cứu nói. Các nhà khoa học nói rằng, họ sốc vì mãi đến gần đây, ý tưởng về radar lượng tử gần như vẫn dừng lại ở khoa học viễn tưởng. Các nhà vật lý lượng tử cho biết, nếu tạo ra một photon rối bằng cách tách photon ban đầu bằng pha lê thì thay đổi đối với photon rối sẽ ngay lập tức ảnh hưởng cặp photon được tách ra, bất kể chúng cách xa nhau đến đâu.

Một radar lượng tử khi tạo ra nhiều cặp photon rối và bắn các cặp photon rối vào không trung sẽ có thể nhận được thông tin quan trọng về mục tiêu, bao gồm thông tin về hình dạng, tốc độ, nhiệt độ và thậm chí cấu tạo hóa học của lớp sơn dựa trên các photon quay trở lại. Điều này nghe giống như một radar bình thường với hoạt động dựa trên sóng radio, nhưng radar lượng tử có khả năng phát hiện tốt hơn các máy bay tàng hình. Máy bay tàng hình sử dụng vật liệu phủ đặc biệt và được thiết kế để tránh sóng radio phản chiếu, nên loại máy bay này không thể bị phát hiện trong môi trường nhiễu.

Về lý thuyết, radar lượng tử có thể phát hiện thành phần, hướng và tốc độ ngay cả khi nó chỉ thu lại được một photon. Nó có thể thu photon về từ môi trường nhiễu nhờ mối quan hệ giữa photon với anh xem sinh đôi của nó.

Nhiều ứng dụng trên chiến trường

GS Ma (không tham gia vào dự án của CETC) cho rằng, những thách thức kỹ thuật không nhỏ khiến công nghệ radar lượng tử từ lâu vẫn chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm. Các photon phải duy trì những điều kiện nhất định - được gọi là các trạng thái photon - như xoay theo hướng lên trên hoặc xuống dưới để duy trì tình trạng rối. Nhưng GS Ma cho biết, các trạng thái lượng tử có thể mất đi do nhiễu loạn trong môi trường. Hiện tượng này được gọi là “mất kết hợp”, làm tăng nguy cơ photon mất rối khi đi qua không khí, từ đó hạn chế tầm xa hiệu quả của radar lượng tử.

Bước đột phá của CETC chủ yếu dựa trên sự phát triển nhanh chóng gần đây của các máy dò photon đơn, giúp giới nghiên cứu thu được các photon quay lại với hiệu quả cao. CETC nói rằng, lợi thế của radar lượng tử không chỉ giới hạn trong việc phát hiện máy bay tàng hình. Thử nghiệm trên thực địa còn mở ra “một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới”, như tiềm năng phát triển các hệ thống radar có tính nhạy cảm và cơ động cao để tồn tại và hoạt động trong những môi trường chiến đấu thách thức nhất, CETC nói. Công ty này cũng cho rằng, các hệ thống radar lượng tử có thể có kích thước rất nhỏ để trốn tránh các công nghệ đối phó của đối phương như tên lửa chống radar, vì lượng tử rối không thể bị truy dấu vết.

CETC cho biết, họ đã hợp tác với các nhà khoa học lượng tử ở ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy - nơi đạt được nhiều bước đột phá về công nghệ lượng tử như mạng lưới phân phối chìa khóa lượng tử dài nhất dành cho trao đổi liên lạc an toàn, hay vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới.

Đọc tiếp »

Mỹ chế tạo tiêm kích bảo vệ sát thủ tàng hình B-21

Hình minh họa khả năng diệt máy bay địch sâu trong vùng phòng không đối phương của tiêm kích PCA. Ảnh: BreakingDefenseHình minh họa khả năng diệt máy bay địch sâu trong vùng phòng không đối phương của tiêm kích PCA. Ảnh: BreakingDefense

Không quân Mỹ mới đây tiết lộ kế hoạch chế tạo một loại tiêm kích tầm xa mới mang tên Xuyên thủng Lưới phòng không (PCA) để sát cánh cùng oanh tạc cơ tàng hình thế hệ 5 B-21 Raider (Kẻ tập kích), giúp nó sống sót khi xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương, theo PopularMerchanics.

Chuyên gia quân sự Colin Clark của Breaking Defense cho rằng nếu một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra, nhiệm vụ hàng đầu của "Kẻ tập kích" B-21 là luồn sâu đến khu vực phía tây Trung Quốc để phá hủy tên lửa và căn cứ quân sự của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc (SRF).

SRF là lực lượng đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ Trung Quốc và phòng thủ khu vực Tây Thái Bình Dương, được bố trí sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, sau các hệ thống phòng không đa tầng.

Để phá hủy các hệ thống tên lửa tầm xa hiện đại này, B-21 sẽ phải vượt qua các hệ thống phòng thủ dày đặc, và sẽ rất khó sống sót trước các tiêm kích đánh chặn và tên lửa phòng không đối phương, dù "Kẻ tập kích" được trang bị công nghệ tàng hình hiện đại.

Trong trường hợp đó, tiêm kích PCA sẽ bay cùng B-21 và bắn hạ các tiêm kích địch khi chúng tới gần, sử dụng tên lửa đánh chặn từ xa để tấn công các hệ thống phòng không dưới mặt đất, tạo điều kiện cho B-21 có không gian để thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trọng yếu.

Tiêm kích PCA có thể được biên chế trong thập niên 2030, giúp không quân Mỹ sở hữu cùng lúc 4 tiêm kích uy lực gồm F-22, F-35, tiêm kích thế hệ 6 F-X và tiêm kích PCA.

Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, tiêm kích mới nhiều khả năng sẽ được thiết kế với khả năng tàng hình và hoạt động tầm xa bởi hai khả năng này rất cần thiết giúp nó bay cùng Kẻ tập kích và sống sót trong khu vực phòng thủ dày đặc của đối phương.

PCA có thể sử dụng hệ thống radar và cảm biến hồng ngoại để tiêu diệt chiến đấu cơ địch từ ngoài tầm quan sát. Tiêm kích mới này cũng có thể được thiết kế dạng cánh bằng, thậm chí giống mô hình thu nhỏ của B-21 nhằm tăng khả năng tàng hình.

Đọc tiếp »

Tướng NATO cảnh báo hải quân Nga có thể 'bóp nghẹt 'châu Âu

Soái hạm Varyag của hải quân Nga. Ảnh: AP.Soái hạm Varyag của hải quân Nga. Ảnh: AP.

Nếu Nga và NATO xảy ra chiến tranh, có thể thấy rằng các hành động nhanh chóng của hạm đội tàu ngầm, tàu chiến Nga "sẽ bóp nghẹt cả Đại Tây Dương", Daily Star hôm qua dẫn lời tướng 4 sao Philip Breedlove, cựu Tư lệnh NATO mới nghỉ hưu.

Ông Breedlove cảnh báo về kịch bản hải quân Nga dưới thời ông Putin có đủ sức mạnh kiểm soát đường biển, đường không chủ yếu trên Đại Tây Dương, rất cần cho NATO để triển khai lực lượng.

Breedlove kêu gọi NATO cải thiện sự sẵn sàng chiến đấu và hệ thống cảnh báo sớm, hoạt động tình báo, chuẩn bị cho nguy cơ bị Nga tấn công.

"Việc NATO có thể đi lại dễ dàng ở Đại Tây Dương để tham chiến ở châu Âu đã là quá khứ. Chúng ta cần suy nghĩ về việc tăng cường năng lực của mình", Breedlove nói.

Căng thẳng giữa NATO và Nga lên cao sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine năm 2014. Hai bên cũng có nhiều tranh cãi do Moscow phản đối sự mở rộng của NATO ở các quốc gia từng thuộc Liên Xô.

Đọc tiếp »

Trực thăng tấn công Apache cắm đầu xuống nước khi tập trận

Chiếc trực thăng AH-64 Apache của lục quân Hy Lạp rơi tại vùng biển thuộc thành phố Thessaloniki, phía bắc nước này khi đang tập trận chung với quân đội Mỹ hôm 20/9, theo RT.

Giới chức Hy Lạp cho biết cả hai phi công trên trực thăng bị thương và đã được chuyển đến bệnh viện.

Player Loading...

Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.

Cuộc tập trận Sarisa-2016 diễn ra từ ngày 19- 23/09 với sự tham gia của đơn vị lục quân số 1 cùng với 3 binh chủng khác của quân đội Hy Lạp. Các lực lượng đặc biệt của Mỹ cũng được mời đến cuộc tập trận để tham gia huấn luyện.

AH-64 Apache là loại máy bay trực thăng tấn công có hai chỗ ngồi, được đẩy bằng hai động cơ tuốc bin. Trực thăng được trang bị một pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và rocket ở cánh phụ. Ngoài Hy Lạp, quân đội Nhật Bản và Israel cũng được biên chế loại trực thăng này.

Đọc tiếp »

Máy bay sượt qua đầu, phi công thoát chết

Hình ảnh cắt từ clipHình ảnh cắt từ clip

Phi công Thom Richard đang chuẩn bị cất cánh trong giải vô địch đua máy bay toàn quốc ở thành phố Reno, bang Nevada, hôm 18/9, thì động cơ gặp trục trặc, Telegraph cho hay.

Anh nhanh chóng tắt máy, mở mái che buồng lái và ra hiệu cho các nhân viên mặt đất biết mình không thể cất cánh. Tuy nhiên, 3 chiếc máy bay đang đợi phía sau phi công người Thụy Điển dường như không hiểu ý.

Player Loading...

Camera của chiếc Hot Stuff ghi lại khoảnh khắc thót tim cho thấy Richard đang ngồi trong buồng lái thì một máy bay từ phía sau lao lên với vận tốc khoảng 100 km/h. Phần cánh trái của nó va mạnh vào phi cơ của Richard, cách đầu anh chỉ một khoảng ngắn, khiến anh choáng váng.

"Cú va chạm rất mạnh và lớn", anh nói và cho hay bị thương ở tay phải do lúc đó đang mở mái buồng lái. "Thực ra tôi cho rằng bản thân mình là một người rất may mắn. Chỉ cần nó nhích sang trái thêm 4 feet (1,2 mét) nữa là tôi sẽ thành miếng thịt thái mỏng".

Richard sau đó được các nhân viên cứu hộ dìu ra khỏi buồng lái và băng bó vết thương trên tay.

Cú va đập với chiếc Hot Stuff cũng khiến một bánh xe ở càng hạ cánh của máy bay kia bị bung và văng ra đường băng. Tuy nhiên, ngay sau vụ việc, Richard và phi công của máy bay này vẫn vui vẻ trao nhau một cái ôm.

Đọc tiếp »

'Đọ sức' máy bay chiến đấu hàng đầu Nga - Mỹ

Su-35 và F-35

Hiện nay máy bay F-35 của hãng Lockheed Martin vẫn là trụ cột trong chiến lược phát triển không quân của Lầu Năm Góc và không một quốc gia nào ngoài Mỹ có thể đáp ứng chi phí đắt đỏ để vận hành loại chiến đấu cơ này. Trong khi đó, Su - 35 của Nga, vốn được phát triển dựa trên chiến đấu cơ siêu hạng Su - 27 với các cải tiến đáng giá về khí động học, động cơ và khung sườn hứa hẹn sẽ góp mặt trong đội hình chiến đấu của nhiều quốc gia trên thế giới.

'Đọ sức' máy bay chiến đấu hàng đầu Nga - Mỹ - ảnh 1F-35 (trên) và Su-35 (dưới) (Ảnh: Wikipedia)

Giả sử đội hình 4 chiếc F-35 phải đương đầu với 4 chiếc Su-35, kịch bản dễ đoán nhất là đội F-35 sẽ phải lùi lại và gọi viện trợ từ những “đồng đội” F-22 Raptors hoặc F-15C. Lý do là F-35 không được thiết kế cho những cuộc chiến giáp lá cà. Nó thiếu các kỹ năng về biến tốc, bán kính, góc độ tấn công và thậm chí là năng lượng dự phòng. Thêm vào đó, F-35 không thể đạt tới tốc độ và độ cao cần thiết để phát huy tối đa sức mạnh của các loại tên lửa không đối không AIM-120 như những chiếc F-22 Raptor.

Tuy nhiên, không phải là không có cơ hội cho những chiến đấu cơ của Mỹ nếu biết sử điều khiển đúng kỹ thuật. Phi công F-35 có thể tận dụng tối đa khả năng tàng hình, kết hợp cùng các cảm biến trên không và dưới mặt đất cùng với chiến thuật thông minh để che giấu nhược điểm của "quái vật" này. Nói tóm lại, F-35 không phải để dùng cho các cuộc cận chiến, nó phải ở ngoài tầm quan sát của đối phương thì mới có thể phát huy được ưu thế và sức mạnh của mình.

Su-35 và F-15C Eagle

Những chiếc F-15C Eagle đã phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ gần 40 năm và sẽ còn tiếp tục trong nhiều thập niên tới. Sau nhiều năm với nhiều lần cải tiến, loại chiến cơ này vẫn còn nguyên độ tin cậy và uy lực để thống lĩnh bầu trời.

'Đọ sức' máy bay chiến đấu hàng đầu Nga - Mỹ - ảnh 2Su-35 (trên) và F-15 (dưới) (Ảnh: Wikipedia)

Mối đe doạ lớn nhất của F-15C chính là những chiếc Su-35, vốn thực sự là những cỗ máy chiến tranh bẩm sinh. Chiến cơ Nga vượt trội F-15 trên hầu hết các phương diện, kể cả là những phiên bản cải tiến mới nhất của F-15C. Xét riêng về mặt khí động học, Su-35 chậm hơn một chút về tốc độ tối đa, nhưng lại bỏ xa đối thủ về khả năng tăng tốc nhờ có động cơ Saturn Izdeliye 117S mạnh mẽ. Thêm vào đó, với tải trọng vừa phải, Su-35 có thể bay ở tốc độ siêu thanh trong thời gian dài mà không cần dùng đến thùng nhiên liệu phụ.

Điều đáng sợ nhất ở Su-35 chính là khả năng cận chiến tuyệt đỉnh ở tốc độ thấp. Nhờ có hệ thống phòng thủ tích hợp và tên lửa hiện đại như AIM-9X hay Russian R-73, chiến cơ này không e ngại bất cứ đối thủ nào. Việc tiếp cận và chiến đấu trực diện với nó chẳng khác nào hành động tự sát, như chính các phi công đã thừa nhận.

Tuy nhiên, ở tầm trung và tầm xa, F-15C và biến thể F-15E vẫn có những ưu thế riêng nhờ hệ thống ra đa điện tử tối tân Raytheon APG-63 và APG-82, vốn được đánh giá vượt trội so với hệ thống Tikhomirov IRBIS-E lắp trên Su-35. Bên cạnh đó, xét riêng về khía cạnh chiến đấu theo đội hình, dù Su-35 hiện đang chiếm ưu thế về các cảm biến bị động dựa vào hệ thống tìm và diệt hồng ngoại IRST, nhưng các chiến cơ của Mỹ sẽ sớm được nâng cấp các hệ thống tối tân hơn nhiều, đủ để khiến các thiết bị của đối thủ trở thành đồ bỏ.

Điều đáng bàn là Su-35 và F-15 gần như tương đồng nhau xét về tổng thể, nhưng về từng khía cạnh thì thậm chí phiên bản mới nhất của F-15 cũng ít có cơ hội sánh được với đối thủ. Điều này là không thể chấp nhận được với giới chức Mỹ, quốc gia vốn luôn tự hào về nền khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến giờ lại phải chịu ở chiếu dưới trong cuộc đua về công nghệ.

Su-35 và F-16 Fighting Falcon

F-16 Fighting Falcon hay còn gọi là Viper, cũng là một trụ cột khác của Không quân Mỹ và các đồng minh trong nhiều thập kỉ nay. Theo thời gian, nó đã được nâng cấp từ một loại chiến đấu cơ cận chiến hạng nhẹ thành một siêu chiến đấu cơ có khả năng thực hiện đủ các loại nhiệm vụ từ triệt tiêu hệ thống phòng không cho tới thống lĩnh không phận của đối phương.

'Đọ sức' máy bay chiến đấu hàng đầu Nga - Mỹ - ảnh 3Máy bay F-16 Fighting Falcon (Ảnh: Wikipedia)

Về tương quan, Su-35 và F-35 là khá tương đồng do F-35 đã và sẽ được cải tiến trong tương lai. Còn những chiếc F-16 hiện nay thua thiệt khá nhiều so với người “đồng nghiệp”. Hầu như chưa một chiếc F-16 nào được trang bị hệ thống ra đa điện tử AESA, cũng như nó không có khả năng mang theo loại tên lửa AIM-120 ở độ cao và tốc độ lớn như F-35. Hệ thống ra đa điện tử là yếu tố sống còn cho các loại chiến đấu cơ trong việc tìm diệt tên lửa cũng như phát hiện các mục tiêu cỡ nhỏ. Nếu được trang bị hệ thống hiện đại hơn thì F-16 có đủ khả năng chiến đấu với Su-35 ở tầm xa.

Ở phạm vi gần hơn, mọi việc lại phụ thuộc vào kỹ năng của phi công và hiệu quả của các loại tên lửa không đối không.

Thực tế không thể chối cãi là Su-35 thực sự là một pháo đài bay đầy uy lực và đang chiếm thế thượng phong so với các đối thủ khác. Hơn bao giờ hết, Mỹ cần gấp rút đầu tư ngay vào một thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo để có thể cân bằng tương quan lực lượng với đối thủ bên kia đại dương.

Đọc tiếp »

Tròn mắt nhìn xạ thủ chơi nhạc Beethoven bằng súng lục

Xạ thủ Vitaly Kruchin dùng hai khẩu súng lục để chơi nhạcXạ thủ Vitaly Kruchin dùng hai khẩu súng lục để chơi nhạc
Player Loading...
Trong đoạn video do Liên đoàn Bắn súng quốc tế của Nga (IPSC) công bố, xạ thủ Vitaly Kruchin - Chủ tịch IPSC đã chứng minh ông là một “nhạc trưởng” thực thụ khi có thể chơi nhạc bằng súng lục Glock.

Những hình ảnh từ đoạn video cho thấy, xạ thủ Kruchin đã dùng đồng thời cả hai tay để bắn hai khẩu súng vào các tấm kim loại được sơn hai màu đen và trắng, tượng trưng cho các phím đàn piano. Bằng việc bắn vào các tấm kim loại tương ứng, ông Kruchin đã tạo ra những âm thanh đặc biệt như ông muốn khi chơi các bản nhạc khác nhau.

Đoạn video có tên gọi “Glockophone” được chú thích bên dưới là “Một phát đạn - Một nốt nhạc”. Trong bài biểu diễn của mình, ông Kruchin đã phối hợp với một nhạc công kéo violin, một nhạc công chơi đàn điện tử và hai ca sĩ. Cả nhóm đã cùng chơi nhiều thể loại nhạc khác nhau, từ các kiệt tác cổ điển cho tới các ca khúc truyền thống của Nga.

Sau khi đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội, màn trình diễn độc đáo này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Một số người còn phấn khích đến mức muốn đưa những đoạn nhạc này vào danh sách nghe nhạc yêu thích của mình, trong khi một số người khác tỏ ra thích thú với mức độ chuyên nghiệp của bài trình diễn. “Tôi chắc chắn Beethoven sẽ cảm thấy rất vinh dự”, một người dùng Twitter chia sẻ.

Đọc tiếp »

Máy bay chiến đấu Mỹ mất tích sau khi lao xuống biển

Một chiếc máy bay phản lực AV8B Harrier II.Một chiếc máy bay phản lực AV8B Harrier II.

Theo Express, chiếc máy bay, được cho là một máy bay phản lực AV8B Harrier II, vừa mới cất cánh từ căn cứ SU tại Kadena thuộc đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản.

Một thời gian ngắn sau khi cất cánh, máy bay quân sự này đã lao xuống vùng biển ngoài khơi phía đông của đảo, Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết.

Đội cứu hộ được huy động ngay lập tức và được cho là đã giải cứu thành công phi hành đoàn.

Hiện, lực lượng tuần duyên đang tìm kiếm chiếc máy bay cùng đội trực thăng và tàu tuần tra tại địa điểm xảy ra vụ tai nạn.

Quân đội Mỹ có khoảng 47.000 binh sĩ tập trung tại Nhật Bản, với một nửa trong số đó đóng quân trên đảo Okinawa, nơi khoảng 1/5 lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ.

Okinawa được đánh giá là vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Nhật Bản và Mỹ trong nỗ lực đối phó với hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Đọc tiếp »

Trung Quốc cải tiến tiêm kích hạm để cất cánh bằng máy phóng

Hình ảnh chiếc tiêm kích J-15 của Trung Quốc với phần càng trước đã được thiết kế lại. Ảnh: IHS Jane's.Hình ảnh chiếc tiêm kích J-15 của Trung Quốc với phần càng trước đã được thiết kế lại. Ảnh: IHS Jane's.

Các bức ảnh chụp một chiếc tiêm kích hạm J-15 xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc hồi giữa tháng 9 cho thấy phần càng trước của chiếc máy bay này đã được thiết kế lại để có thể sử dụng với máy phóng trên tàu sân bay, theo IHS Jane's.

Đầu tháng 8, một bức ảnh xuất hiện trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc chụp một mô hình tàu sân bay kích thước lớn ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đang được chỉnh sửa, với phần mũi cong kiểu nhảy cầu đã bị loại bỏ, củng cố những thông tin rằng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống phóng máy bay hiện đại.

Trung Quốc cải tiến tiêm kích hạm để cất cánh bằng máy phóng - ảnh 1Các hệ thống phóng máy bay hiện đại được xây dựng tại căn cứ không quân Huangdicun. Ảnh: Jane's
Các bức ảnh vệ tinh chụp được ở căn cứ không quân Huangdicun cũng cho thấy Trung Quốc dường như đang chế tạo hai hệ thống phóng máy bay, một chạy bằng hơi nước, còn một hệ thống hoạt động theo nguyên lý điện từ. Đây được coi là hai hệ thống phóng máy bay hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Tàu sân bay duy nhất mang tên Liêu Ninh của Trung Quốc hiện nay áp dụng nguyên lý cất cánh kiểu nhảy cầu truyền thống. Các máy bay cất cánh kiểu nhảy cầu được coi là không đạt hiệu năng cao như máy bay sử dụng máy phóng.

Đọc tiếp »

Nga triển khai hai trung đoàn tên lửa S-400 sát biên giới NATO

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Tass.Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Tass.

Hai trung đoàn tên lửa phòng không S-400 sẽ được chuyển giao cho các đơn vị phòng không, không quân đóng tại Leningrad, hãng thông tấn TASS dẫn lời Igor Muginov, trưởng phòng truyền thông quân khu miền Tây quân đội Nga, nói hôm qua.

"Các quân nhân đang chuẩn bị cho cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu ở căn cứ quân sự Ashuluk, vùng Astrakhan. Sau khi hoàn thành diễn tập, hệ thống tên lửa S-400 sẽ được đưa vào hoạt động để bảo vệ vùng trời biên giới tây bắc nước Nga", ông Muginov nói.

Tỉnh Leningrad thuộc quân khu miền Tây có biên giới giáp Ukraine, Belarus, Phần Lan và ba nước vùng Baltic là thành viên của NATO. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi NATO tăng cường hiện diện quân sự và tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở gần biên giới Nga.

Nga triển khai hai trung đoàn tên lửa S-400 sát biên giới NATO - ảnh 1Vị trí vùng Leningrad. Đồ họa: Google Maps.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, được đưa vào hoạt động từ năm 2007. S-400 có thể tiêu diệt tên lửa hành trình và chiến đấu cơ ở khoảng cách 400 km và mục tiêu đang bay với tốc độ 4,8 km mỗi giây ở khoảng cách 60 km. Quân đội Nga dự kiến được biên chế 16 trung đoàn tên lửa S-400 vào cuối năm nay.

Đọc tiếp »

Hạ viện Mỹ tán thành việc cấp vũ khí sát thương cho Ukraine

Ảnh: ReutersẢnh: Reuters

Hãng RIA Novosti ngày 23/9 dẫn thông báo trên trang facebook của Đại sứ quán Ukraine ở Washington.

Trong dự luật cũng đề cập tới việc “Hỗ trợ cho chính phủ Ukraine trong các hoạt động nhằm khôi phục toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của đất nước, để kiềm chế, ngăn chặn và đẩy lùi sự xâm lược của Nga”.

Dự luật cũng tính đến khả năng “cấm vận, ngoại giao và vũ khí sát thương”.

Theo dự luật, cho đến khi phía Nga dừng “chiếm đóng” Crimea và các thỏa thuận Minsk chưa được tuân thủ đầy đủ, thì các biện pháp trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ.

Ngoài ra, theo dự luật này, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phát triển chiến lược để đối phó với “tuyên truyền của Nga”.

“Đạo luật ổn định và dân chủ tại Ukraine” sẽ chính thức có hiệu lực sau khi Thượng viện Mỹ thông qua và sau đó Tổng thống Mỹ đặt bút ký.

Bán đảo Crimea trở thành một phần của Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 3/2014, được tổ chức sau cuộc đảo chính ở Kiev.

Hơn 95% số người sống trên bán đảo bỏ phiếu ủng hộ việc hợp nhất với Nga.

Đọc tiếp »

Thêm tính năng đáng kinh ngạc của siêu tăng T-14 Armata

Ảnh: RIA NovostiẢnh: RIA Novosti

Theo RIA Novosti, việc phát triển độc đáo được thực hiện bởi các chuyên gia của Văn Phòng thiết kế Tula của Nga.

Theo đó, tổ hợp “Afghanit” gồm các radar mảng pha chủ động, tổ hợp máy tính phức tạp và súng cối với loại đạn đặc biệt. Loại đạn này có thể phá hủy đạn của đối phương bắn vào xe tăng hoặc xe thiết giáp bộ binh.

Đáng chú ý của tổ hợp này là khả năng phá hủy đạn pháo lõi uranium nghèo, vật liệu giúp đầu đạn dễ bốc cháy để tăng sự phá hủy mục tiêu, và có khả năng tự làm nhọn cho phép xuyên sâu hơn vào vỏ giáp gây thiệt hại nặng đến kíp lái xe tăng đối phương.

Lần đầu xuất hiện trước công chúng hôm 9/5/2015 trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít ở Quảng trường Đỏ, tăng T-14 Armata lập tức thu hút sự quan tâm của các chuyên gia quân sự nước ngoài.

Theo các chuyên gia quân sự thế giới, xe tăng T-14Armata sẽ định hình các xu hướng chính trong ngành chế tạo xe tăng thế giới trong 20-30 năm tới.

Đọc tiếp »